1. Giới thiệu về cọc bê tông ly tâm
Cọc bê tông ly tâm được sản xuất bằng phương pháp quay ly tâm, giúp tăng cường độ nén của bê tông, nâng cao khả năng chịu tải và chống thấm hiệu quả
Tên sản phẩm: Cọc bê tông ly tâm
Mã sản phẩm: HTP001.B
Đơn vị tính: Đơn giá/mét (m)
Thể tích/ Khối lượng: Dài từ 6m – 24m/cọc, đường kính 300 – 1200mm
Thành phần:
- Bê tông: Xi măng, cát, đá dăm, nước và phụ gia theo tiêu chuẩn (đông kết, kết dính,…), được trộn theo tỷ lệ để tạo ra hỗn hợp bê tông có cường độ M5000- M700 tùy theo yêu cầu thiết
- Cốt thép chịu lực: Sử dụng thép cường độ cao
Xuất xứ: Sản xuất tại các nhà máy bê tông ly tâm trên toàn quốc, đặc biệt tập trung ở: Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương.

2. Công dụng
- Gia cố nền đất yếu, tăng khả năng chịu lực cho nhà cao tầng, cầu đường, bến cảng,…
- Phân bố tải trọng đều xuống nền đất sâu, giảm nguy cơ lún và nứt công trình
- Kết cấu bê tông ly tâm chắc chắn, giúp móng vững chắc hơn so với cọc thông thường

3. Tính năng nổi bật
- Chịu tải cao, bền trong môi trường khắc nghiệt, sản xuất theo tiêu chuẩn cao
- Khả năng chịu uốn, va đập tốt, sản xuất theo công nghệ hiện đại, ít sai số
- Chiều dài có thể lên đến 15 – 20m không cần nối, giúp thi công nhanh chóng
- Bền với thời gian, ít bị ăn mòn trong môi trường nước mặn
4. Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng
- Kiểm tra địa chất khu vực thi công để xác định cường độ đất nền, chiều sâu cọc cần thiết.
- Lựa chọn phương án thi công phù hợp (ép cọc, đóng cọc, khoan dẫn,…).
- San lấp, làm phẳng nền, bố trí thiết bị thi công.
- Xác định vị trí tim cọc theo bản vẽ thiết kế.
Bước 2: Ép cọc
- Định vị máy ép đúng tim cọc, đảm bảo máy ép có đối trọng phù hợp với lực ép thiết kế.
- Dùng cần trục cẩu đưa cọc vào vị trí dàn ép.
- Ép cọc từ lực nhỏ đến lớn, đảm bảo không nứt vỡ.
- Nếu chiều dài cọc chưa đủ, tiến hành hàn nối đoạn tiếp theo.
- Tiếp tục ép đến khi đạt lực ép tiêu chuẩn hoặc chạm lớp đất cứng.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của cọc trong suốt quá trình ép.

Bước 3: Kiểm tra và nghiệm thu
- Kiểm tra độ sâu cọc đạt yêu cầu thiết kế, lực ép cuối cùng đảm bảo theo tiêu chuẩn.
- Đảm bảo không có cọc bị nghiêng, gãy, vỡ.
- Lập biên bản nghiệm thu thi công.
5. Lưu ý sử dụng
- Không sử dụng cọc bị nứt, vỡ.
- Chọn đường kính cọc phù hợp với địa chất công trình.
- Khi bốc dỡ, cẩu cọc không được thả rơi tự do hoặc kéo lê để tránh gãy cọc.
- Kiểm tra kích thước, độ thẳng, cốt thép, mối nối.
- Sai lệch góc nghiêng không quá 1% chiều dài cọc. Nếu lệch nhiều, cần nhổ bỏ và ép lại.
- Cọc phải đạt chiều sâu thiết kế, lực ép cuối cùng phải đạt tiêu chuẩn.
6. Sản phẩm/ Dụng cụ kết hợp
- Máy ép cọc thủy lực
- Búa rung, búa diesel
- Máy hàn nối cọc
- Máy đo biến dạng cọc
- Máy toàn đạc điện tử định vị cọc
- Máy cắt bê tông (để cắt đầu cọc)
7. Ứng dụng thực tế
- Công trình dân dụng: Nhà phố, biệt thự, chung cư thấp tầng.
- Công trình công nghiệp: Nhà xưởng, kho bãi.
- Công trình hạ tầng: Cầu đường, bến cảng, giao thông.
- Dùng cho nền đất yếu, dễ lún hoặc công trình có tải trọng lớn.
- Để đảm bảo hiệu quả, cần thi công đúng kỹ thuật, ép cọc thẳng đứng và đúng vị trí thiết kế.
HTP tự hào là đơn vị cung cấp giải pháp móng cọc bê tông hàng đầu, bao gồm cọc vuông bê tông cốt thép (BTCT) và cọc bê tông ly tâm. Chúng tôi không ngừng cải tiến sản phẩm, đảm bảo độ bền, khả năng chịu tải cao và đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật khắt khe.
HTP cam kết đồng hành cùng Quý Khách hàng, mang đến nền móng vững chắc cho mọi công trình. Quý Khách hàng liên hệ qua số điện thoại: 0933 300 468 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhất!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.