Nội dung

  1. Mái Thái là gì?
  2. Các vật liệu thi công mái Thái chuẩn nhất
    1. Vật liệu khung kèo lợp ngói
    2. Vật liệu làm mái nhà
  3. Cách thi công mái Thái đẹp, chuẩn, bền theo chuyên gia
    1. Nắm vững lý thuyết về độ dốc mái
    2. Xác định khoảng cách mè
    3. Quan tâm đến mặt phẳng mái
    4. Tiến hành lợp ngói chính
    5. Tiến hành hợp ngói rìa, ngói nóc
  4. Lưu ý cần biết khi lợp mái Thái
  5. Các phương án thi công nhà mái Thái phổ biến hiện nay
    1. Xử lý bê tông cốt thép
      1. Ưu điểm
      2. Nhược điểm
    2. Đổ bê tông cốt thép mái chéo
      1. Ưu điểm
      2. Nhược điểm
    3. Không đổ sàn bê tông cốt thép, chỉ gác kèo và lợp ngói lên trên
      1. Ưu điểm
      2. Nhược điểm
  6. Đơn vị thi công mái Thái chuyên nghiệp với giá tốt

Xu hướng xây dựng nhà ở mái Thái đang được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Mái Thái vừa mang nét đẹp của sự hiện đại vừa thoát nước dễ dàng và có khả năng chống nhiệt, chống thấm tốt. Công trình này rất phù hợp với khí hậu và văn hóa của người Việt Nam. Tuy nhiên để thi công mái Thái được tối ưu nhất cần phải đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật. Việc lựa chọn một đơn vị xây dựng uy tín nhiều kinh nghiệm chuyên môn là điều vô cùng quan trọng để công trình đạt tiêu chuẩn tốt nhất. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm vững hơn kiến thức về loại công trình này Quý vị nhé!

 

Mái Thái là gì?

 

Mái Thái là kiểu thiết kế mái nhà phổ biến ở Thái Lan và hiện nay đang rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đặc trưng của mái Thái là mái ngói có độ dốc lớn thường từ 30 đến 45 độ và được tạo thành từ các viên ngói xếp chồng lên nhau. Kiến trúc này mang một vẻ đẹp thanh thoát cho công trình.

 

Công trình nhà ở mái Thá

Công trình nhà ở mái Thái

 

Các vật liệu thi công mái Thái chuẩn nhất

 

Vật liệu khung kèo lợp ngói

 

- Gỗ là vật liệu truyền thống và phổ biến trong việc làm khung kèo lợp ngói từ thời xa xưa cho tới nay. Ưu điểm của loại vật liệu này là có độ bền cao và tính thẩm mỹ mang đậm nét đẹp truyền thống Việt Nam. Vào mùa hè, những mái nhà có phần mái vật liệu gỗ thường cách nhiệt tốt và mang lại cảm giác mát mẻ. Tuy nhiên, gỗ cần được xử lý chống mối mọt và chịu nước trước khi thi công mái Thái để đảm bảo độ bền lâu dài.

 

Khung kèo gỗ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Khung kèo gỗ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

 

- Thép là vật liệu hiện đại được ưa chuộng rất nhiều trong thi công mái ngói Thái nhờ tuổi đời cao và chắc chắn. Vật liệu thép cũng có một số ưu điểm nổi bật như:

+ Khung kèo thép có khả năng chịu lực mạnh, không bị cong vênh hay co ngót sau khi dùng một thời gian.

+ Thi công dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian và công sức. 

+ Thép có khả năng chống cháy và không bị ảnh hưởng bởi tác nhân mối mọt. 

Tuy nhiên, khi sử dụng gia chủ cần chú ý đến vấn đề chống gỉ và ăn mòn, đặc biệt ở những nơi có khí hậu ẩm ướt. 

 

Khung kèo thép chắc chắn

Khung kèo thép chắc chắn

 

- Bê tông cũng là một lựa chọn phổ biến thi công mái ngói Thái, đặc biệt trong các công trình yêu cầu độ bền vững cao. Khung kèo bê tông có khả năng chịu lực tốt, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay mối mọt. Tuy nhiên, vật liệu bê tông hấp thụ nhiệt và giữ nhiệt rất lâu vào mùa hè khiến ngôi nhà bị nóng bức. 

 

Vật liệu làm mái nhà

 

- Ngói đất nung là một trong những vật liệu lợp mái nhà truyền thống và phổ biến nhất từ xưa tới nay. Do sản xuất từ đất sét nung ở nhiệt độ cao, ngói đất nung có độ bền vượt trội và khả năng chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt. Ngói đất nung có trọng lượng khá nặng yêu cầu kỹ thuật cao khi thi công mái Thái và chi phí tầm trung nên nhiều gia chủ vẫn cân nhắc trước khi lựa chọn.

 

Ngói đất nung mang vẻ đẹp truyền thống

Ngói đất nung mang vẻ đẹp truyền thống

 

- Ngói bê tông là một lựa chọn bền vững khi thi công mái ngói Thái cho ngôi nhà. Được làm từ hỗn hợp xi măng, cát và nước, ngói bê tông có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao. Ngoài ra, ngói bê tông còn đa dạng về màu sắc và kiểu dáng để phù hợp hơn với nhiều mẫu thiết kế nhà ở. Một ưu điểm khác của ngói bê tông là chi phí sản xuất và lắp đặt thấp hơn so với ngói đất nung.

- Tôn, thi công mái Thái lợp tôn cũng là một sự lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình. Hiện nay có nhiều loại tôn như tôn mạ kẽm, tôn lạnh, tôn cách nhiệt,tôn uốn sóng tròn, tôn sóng vuông,.... rất đa dạng và phù hợp với nhu cầu của từng công trình. Loại mái tôn lạnh mới nhất hiện nay có khả năng cách nhiệt rất tốt giúp giảm nhiệt độ bên trong nhà. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là không cách âm tốt và có thể bị gỉ sét nếu không được bảo dưỡng đúng cách.

 

Mái Thái tôn có giá thành tương đối phải chăng hơn

Mái Thái tôn có giá thành tương đối phải chăng hơn

 

Cách thi công mái Thái đẹp, chuẩn, bền theo chuyên gia

 

Nắm vững lý thuyết về độ dốc mái

 

Độ dốc mái Thái thường được thiết kế từ 30 đến 40 độ (đây là thiết kế phổ biến nhất). Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào kiểu kiến trúc và khí hậu vùng miền mà mái có độ dốc khác nhau từ 17 đến tối đa 90 độ. Độ dốc giúp mái thoát nước nhanh, hạn chế tình trạng thấm dột và tăng cường độ bền.

 

Xác định khoảng cách mè

 

Thông thường, khoảng cách mè dao động từ 30-40 cm, tùy thuộc vào loại ngói sử dụng. Việc xác định khoảng cách chính xác giúp ngói không bị chênh, đều và chắc chắn hơn. Cụ thể:

- Khoảng cách của hàng mè đầu: 34.5 cm

- Khoảng cách giữa 2 hàng mè trên đỉnh mái: 4 - 6 cm.

- Khoảng cách giữa các thanh mè giữa: Từ 32 - 34 cm ( không vượt quá 34)

 

Quan tâm đến mặt phẳng mái

 

Mặt phẳng mái cần phải được kiểm tra và điều chỉnh đạt chuẩn trước khi tiến hành lợp ngói. Mặt phẳng mái không đều sẽ làm ngói bị chênh, dễ gây thấm dột và mất thẩm mỹ. Cụ thể:

- 2 cạnh mái phải vuông góc.

- Độ chênh giữa các thanh mè trên cùng mặt phẳng mái phải ít hơn 5cm.

 

Tiến hành lợp ngói chính

 

Thi công mái Thái thường bắt đầu từ hàng ngói dưới cùng và từ phải sang trái hoặc ngược lại tùy theo thói quen của người thợ. Các viên ngói cần được xếp chồng lên nhau một cách đều đặn và khít để tránh nước mưa thấm vào bên trong. Lưu ý viên ngói đầu cần cách mép ngoài cùng tấm ván hông ít nhất 3cm.

Tiến hành hợp ngói rìa, ngói nóc

Ngói rìa và ngói nóc được lợp sau khi đã hoàn thành lợp ngói chính. Ngói rìa cần được lợp chắc chắn và thẳng hàng để ngăn nước mưa xâm nhập. Ngói nóc cần lợp kín và chắc chắn để bảo vệ phần đỉnh mái khỏi tác động của thời tiết.

 

Lưu ý cần biết khi lợp mái Thái

 

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn thi công mái Thái đạt chuẩn về kỹ thuật và thẩm mỹ, đảm bảo công trình có chất lượng tốt nhất:

- Độ dốc mái: Độ dốc lý tưởng là 30 độ. Với độ dốc này, cứ mỗi 1m chiều ngang của mái nhà thì cần nâng kèo lên 57cm.

- Chiều xuôi mái: Độ dốc lý tưởng là 30 độ, chiều xuôi tối đa 10m; độ dốc 45-60 độ thì không giới hạn chiều xuôi.

- Khả năng thoát nước: Độ dốc tối thiểu 22 độ sẽ giúp tăng khả năng thoát nước của mái Thái, hạn chế tình trạng ứ đọng nước và thấm dột.

- Khoảng cách ngói: Khoảng cách giữa các viên ngói cần đồng đều, không quá xa hoặc quá chặt.

- Lợp ngói rìa: Khi lợp ngói rìa cần lợp từ viên ngói cuối trước, cố định bằng vít qua lỗ đinh để che phủ hết những viên ngói chính ở hàng đầu tiên và đảm bảo độ chắc chắn.

- Làm sạch ngói: Nên dùng xốp hoặc khăn mềm lau sạch vữa khô, sơn vữa bị vương vãi. Tiếp đó dùng sơn có cùng màu ngói để phủ lên những phần này để mái được đều màu. 

 

Các phương án thi công nhà mái Thái phổ biến hiện nay

 

Hiện nay có 3 phương án thi công nhà mái Thái phổ biến là Xử lý bê tông cốt thép; Đổ bê tông cốt thép mái chéo; Không đổ sàn bê tông cốt thép, chỉ gác kèo và lợp ngói lên trên. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm dưới đây trước khi lựa chọn phương án thi công phù hợp nhé.

 

Xử lý bê tông cốt thép

 

Đây là phương án đổ sàn bê tông cốt thép phẳng ở cos áp mái rồi đổ diềm mái sau. Sau đó xây tường thu hồi gác rồi tiến hàng lợp ngói mái Thái.

Ưu điểm

- Quy trình thi công dễ dàng và an toàn.

- Chống trộm và chống thấm nước tốt.

- Cách nhiệt, chống nóng và ồn tốt.

- Độ bền cao và không cần chi phí thêm cho trần thạch cao.

Nhược điểm

- Giá thầu cao và thời gian thi công dài.

- Khả năng bị bay ngói khi có gió bão mạnh.

 

Đổ bê tông cốt thép mái chéo

 

Phương pháp này cần đổ sàn bê tông cốt thép chéo theo hình thức của mái. Sau đó tiến hành lợp hoặc gác lito lợp ngói lên bên trên.

Ưu điểm

- Chống trộm, chống ồn và chống thấm nước tốt.

- Có khả năng chống nóng nhưng không tốt bằng phương pháp trên

- Độ ổn định  cao hơn khi có gió giông bão.

Nhược điểm

- Giá thầu cao và thời gian thi công dài.

- Phải thi công trần thạch cao và dễ bị lốc ngói.

- Cần thợ tay nghề cao để hạn chế rủi ro kỹ thuật như bị bong tróc ngói.

- Lớp bê tông xốp khiến mái dễ bị thấm dột nếu gặp thời tiết nồm ẩm của miền Bắc.

 

Phương án thi công đổ bê tông cốt thép

Phương án thi công đổ bê tông cốt thép

 

Không đổ sàn bê tông cốt thép, chỉ gác kèo và lợp ngói lên trên

 

Thay vì đổ bê tông cốt thép cho toàn bộ mái thì phương pháp này chỉ gác kèo (thường làm bằng thép hoặc gỗ) và lợp ngói trực tiếp lên trên.

Ưu điểm

- Chi phí thi công thấp hơn  so với 2 phương án trên.

- Tốn ít thời gian thi công.

Nhược điểm

- Khả năng chống nóng kém và dễ bị dột.

- Phải thi công trần thạch cao và dễ bị lốc ngói.

 

Đơn vị thi công mái Thái chuyên nghiệp với giá tốt

 

HTP là đơn vị uy tín chuyên về thi công mái Thái trọn gói có cam kết rõ ràng về chất lượng và quyền lợi của Quý Khách hàng. Với kinh nghiệm hơn 10 năm, chúng tôi cam kết mang đến cho Quý Khách hàng công trình mái ngói đạt chuẩn từ yếu tố thẩm mỹ tới yếu tố kỹ thuật. Từ việc lựa chọn vật liệu chất lượng, quy trình thi công chuyên nghiệp đến việc bảo hành bảo trì đều được thực hiện bài bản có hợp đồng minh bạch. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ ngay về số hotline 0938 300 468 để được đội ngũ tư vấn HTP tư vấn và báo giá chi tiết nhất!.