Nội dung

  1. Keo lát nền là gì?
  2. 1m2 lát nền hết bao nhiêu keo?
  3. Định mức các loại keo lát nền hiện nay
  4. Lưu ý để sử dụng keo ốp lát gạch đúng cách
  5. Các tình huống sử dụng hao hụt keo cần tránh

Trên thị trường hiện nay cung cấp nhiều loại keo lát nền khác nhau. Tùy vào thương hiệu và mã sản phẩm mà thương hiệu cung cấp sẽ trả lời được câu hỏi 1m2 lát nền hết bao nhiêu keo. Đây chính xác là định mức - Thông số ứng với từng mã sản phẩm của từng loại keo.

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo lát nền với đa dạng màu sắc, thành phần, công dụng khác nhau

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại keo lát nền với đa dạng màu sắc, thành phần, công dụng khác nhau

 

Keo lát nền là gì?

 

Keo lát nền có tên gọi khác là keo dán gạch được sử dụng để cố định gạch lên nền nhà hoặc tường nhà. Đây là một loại vật liệu có tính dẻo, không xảy ra tình trạng nứt vỡ hay co giãn khi các yếu tố môi trường thay đổi như: Độ ẩm, nhiệt độ.

 

Keo lát nền giữ vai trò chính là cố định gạch lên nền nhà hoặc tường nhà

Keo lát nền giữ vai trò chính là cố định gạch lên nền nhà hoặc tường nhà

 

Keo lát nền có chức năng ngăn ngừa nước thấm xuống nền gạch, khắc phục tình trạng nền gạch hoặc tường gạch bị nứt vỡ khi ốp lát bằng các chất liệu như xi măng hoặc hồ dầu. Keo lát nền giúp thi công đơn giản, thuận tiện khi chỉ cần trộn với nước theo tỷ lệ quy định. Đồng thời, có thể sử dụng loại keo chuyên dụng này cho mọi loại gạch cũng như dùng ở mọi khu vực khác nhau như: Bể bơi, phòng khách, sân vườn, nhà tắm, toilet, phòng ngủ...

 

1m2 lát nền hết bao nhiêu keo?

 

Để giải đáp câu hỏi 1m2 lát nền hết bao nhiêu keo một cách dễ hiểu nhất, chúng ta có công thức tính và giải thích bằng ví dụ trực quan như sau:

Đối với từng loại keo dán gạch sẽ ứng với từng mức định mức khác nhau. Có 2 thông số cần nắm khi lựa chọn keo dán gạch là: Định mức keo dán gạch và quy cách đóng gói. 

 

- Công thức tính:

 

Công thức tính 1m2 nền hết bao nhiêu keo

 Công thức tính 1m2 nền hết bao nhiêu keo

 

Diện tích mặt sàn (m2) = Khối lượng (kg)/ định mức keo dán gạch (kg/m2)

=> Công thức trên giúp ta xác định được với diện tích mặt sàn hoặc mặt tường cần lát thì cần bao nhiêu thùng keo. Nhờ vậy chúng ta có thể tối ưu hóa chi phí và thời gian tính toán.

 

- Ví dụ: 

+ Một bao keo dán gạch có khối lượng 25kg. Thông số định mức được in trên bao bì là 5kg/m2. Với công thức kể trên một bao keo dán gạch có thể dùng cho diện tích mặt sàn trung bình là 5m2.

+ Định mức 5kg/m2 có nghĩa là với 1m2 mặt sàn cần tối thiểu 5kg keo dán gạch.

 

Định mức các loại keo lát nền hiện nay

 

Dưới đây là 1 bảng định mức của 1 loại keo được lựa chọn phổ biến trên thị trường hiện nay - Keo dán gạch Weber:

Tên sản phẩm 

Khối lượng

Định mức sử dụng trung bình

Khối lượng riêng

Weber.tai thick

25kg

5 – 7kg/m2

1,2g/cm3

Weber.tai vis

25kg

~5 kg/m2

~1.4 g/cm3

Weber.tai gres

20kg

~5 kg/m2

~1.4 g/cm3

Weber.tai fix

25kg

~5 kg/m2

~1.4 g/cm3

Weber.tai 2-in-1

5kg, 20kg

~5 kg/m2

~1.35 g/cm3

Weber.tai flex

20kg

~5 kg/m2

~1.4 g/cm3

Weber.tai no stain

20kg

~5 kg/m2

~1.4 g/cm3

 Bảng định mức các mã keo dán gạch đến từ nhà sản xuất Weber

 

Lưu ý để sử dụng keo ốp lát gạch đúng cách

 

Khi sử dụng keo ốp lát gạch, chúng ta cần quan tâm một vài lưu ý sau đây để tránh gây ra các tình trạng như: Sử dụng quá ít keo so với quy định, độ bám dính không đảm bảo, làm hỏng kết cấu keo, bảo quản keo không đúng cách.

Không sử dụng lượng keo quá ít so với định mức được in trên bao bì. Nếu sàn cao phải hạ cốt nền bằng máy mà không phải đục sàn. Cần sử dụng đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Không trộn keo với xi măng. Cho dù có bất kỳ lý do gì thì 2 liên kết của xi măng và keo cũng xung đột. Chỉ được trộn keo với nước sạch với keo theo tỷ lệ nhà sản xuất quy định trên bao bì.

Nên sử dụng vật dụng sạch và máy sạch hoặc vật dụng mới và máy mới để pha trộn keo.

Bảo quản keo ốp lát ở nơi khô ráo, không nên để tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, nên bảo quản trên kệ.

Làm sạch bề mặt cần ốp lát và điều chỉnh độ ẩm cho phù hợp để keo liên kết là tự nhiên.

 

Các tình huống sử dụng hao hụt keo cần tránh

 

- Nền tường, sàn không bằng phẳng: Công tác kiểm tra ban đầu thấy tường và sàn không phẳng, phải dùng giải pháp là gia cố thêm bằng keo dán gạch khi tiến hành ốp lát.

=> Cần chú ý làm chuẩn công tác tô tường hoặc cán nền ngay từ đầu.

 

Làm chuẩn công tác tô tường hoặc cán nền ngay từ đầu để tránh hao hụt keo khi lát nền

 Làm chuẩn công tác tô tường hoặc cán nền ngay từ đầu để tránh hao hụt keo khi lát nền

 

- Nền nhà thấp hơn cốt nền quy định: Sàn nhà lúc hoàn thiện theo quy cách bình thường thấp hơn cốt nền quy định từ 0,1 – 1cm, phải dùng phương án cơi nới bằng keo dán gạch.

=> Cần lưu ý làm phẳng đều từng khu vực và tính cán nền như sau: Hoàn thiện = (Cốt 0-0) – (độ dày của gạch) – (độ dày của keo).

 

Nền nhà thấp hơn cốt nền 0,5 cm, phải dùng phương án cơ nới bằng keo dán gạch

 Nền nhà thấp hơn cốt nền 0,5 cm, phải dùng phương án cơ nới bằng keo dán gạch

 

- Keo dư cuối ngày: Phần keo chưa được sử dụng vào cuối ngày sẽ không thể sử dụng tiếp cho ngày hôm sau đành phải bỏ đi.

=> Chú ý căn khối lượng để pha keo cho chuẩn (dựa vào công thức đã đề cập ở trên).

 

Dựa vào công thức tính 1m2 nền hết bao nhiêu keo để tránh bỏ đi phần keo thừa vào cuối ngày

 Dựa vào công thức tính 1m2 nền hết bao nhiêu keo để tránh bỏ đi phần keo thừa vào cuối ngày

 

- Keo dư tràn lan trên mạch gạch: Pha keo quá nhiều, thi công không gọn gàng, không sạch sẽ dẫn tới việc keo xì tràn lan nên mạch gạch.

=> Nâng cao, cải thiện tay nghề ở người thợ để pha keo chuẩn và thi công gọn gàng, sạch sẽ.

 

Keo lát nền luôn được đội ngũ thi công của Hồng Tâm Phát sử dụng hiểu quả, gọn gàng và sạch sẽ

 Keo lát nền luôn được đội ngũ thi công của Hồng Tâm Phát sử dụng hiệu quả, gọn gàng và sạch sẽ

 

Nếu quý bạn đọc còn bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp về 1m2 lát nền hết bao nhiêu keo thì hãy liên hệ ngay cho Hồng Tâm Phát qua hotline để có thêm những thông tin hữu ích và được giải đáp kịp thời.