Thi công ốp lát gạch là khâu quan trọng trong quá trình hoàn thiện công trình xây dựng. Quy trình ốp lát gạch chuẩn tại các đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín thường được chia làm 7 bước. Sau đây là 7 bước thi công ốp lát gạch và những lưu ý về biện pháp thi công cũng như yêu cầu kỹ thuật thẩm mỹ cần đạt được cho một công trình tiêu chuẩn.
Mục lục
- 1. Quy trình thi công ốp lát gạch sàn và tường
- Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị thi công
- Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng trước khi cán nền
- Bước 3: Tạo lớp nền cơ sở hoặc dùng phương án hạ cốt nền
- Bước 4: Kiểm tra bản vẽ xác định điểm bắt đầu ốp lát
- Bước 5: Thi công keo ron men sứ cho gạch mới ốp lát
- Bước 6: Làm sạch bề mặt gạch khu vực thi công ốp lát
- Bước 7: Kiểm tra bàn giao và bao bọc bảo quản thành phẩm
- 2. Các yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ trong quá trình thi công ốp lát gạch
1. Quy trình thi công ốp lát gạch sàn và tường
Quy trình thi công ốp lát gạch được chia làm 7 bước tiêu chuẩn sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị thi công
Trước khi thực hiện quy trình ốp lát gạch, thợ thi công cần chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết sau đây:
Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng trước khi cán nền
Sau khi đã hoàn tất khâu chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị, máy móc cần thiết, bước tiếp theo chính là chuẩn bị mặt bằng trước khi tạo nền.
– Đối với mặt bằng ốp gạch tường:
+ Đục bỏ lớp gạch và keo dán gạch cũ (nếu có) rồi vệ sinh toàn bộ xà bần, mặt tường.
+ Loại bỏ lớp sơn cũ (nếu có) rồi vệ sinh sạch sẽ mặt tường.
– Đối với mặt bằng lát gạch nền:
+ Đục bỏ gạch cũ, đục âm sàn (nếu có) rồi vệ sinh toàn bộ xà bần, mặt sàn.
+ Đặt máy Laser chuyên dụng để kiểm tra cân cốt nền và ghém để cán nền.
+ Đảm bảo lớp nền có độ dày đủ tiêu chuẩn từ 3cm trở lên, độ dốc theo quy định.
Bước 3: Tạo lớp nền cơ sở hoặc dùng phương án hạ cốt nền
– Đối với lớp nền ốp gạch tường:
+ Cần kiểm tra độ phẳng của bề mặt tường trước khi ốp lát. Nếu nền ốp có độ lồi lõm lớn hơn 15 mm thì cần trát phẳng bằng một lớp vữa xi măng cát theo tỷ lệ 1:3.
+ Nếu dùng keo để dán gạch, cần đảm bảo độ lồi lõm của bề mặt tường phải nhỏ hơn hoặc bằng 3 mm khi kiểm tra bằng thước dài 2m.
– Đối với lớp nền lát gạch sàn:
+ Cách 1: Cán nền tạo lớp nền cơ sở:
Sau khi quá trình vệ sinh và hút bụi mặt sàn hoàn tất, thợ thi công sẽ bắt đầu bước cán nền. Lớp nền là lớp vô cùng quan trọng, nó quyết định độ bền và một phần tính thẩm mỹ của nền gạch. Lớp nền đạt tiêu chuẩn cần được đầm chặt, chắc chắn, có thể đi lại trên mặt nền mà không gây ảnh hưởng đến kết cấu.
+ Cách 2: Dùng phương án hạ cốt nền theo yêu cầu:
Dùng phương án này cho sàn cũ, sau khi đục bỏ gạch cũ thì không cần phải đục âm sàn mà chỉ cần dùng máy hạ cốt nền theo yêu cầu độ cao, độ phẳng, độ dốc, độ nhám…. Đảm bảo cho công tác ốp lát gạch chuẩn là đạt. Phương án này sẽ tránh được tiếng ồn nhiều, không tốn vật tư cán nền, ít phải chuyển xà bần…
Bước 4: Kiểm tra bản vẽ xác định điểm bắt đầu ốp lát
Tiếp đến, kỹ sư sẽ kiểm tra lại bản thiết kế nhằm xác định điểm bắt đầu thi công ốp lát gạch:
– Đối với mặt tường: Vị trí ốp viên gạch đầu tiên vừa có vai trò cân đối không gian hài hòa vừa là điểm tựa vững chắc cho các viên gạch ốp sau được đồng nhất.
– Đối với mặt sàn: Vị trí lát viên gạch đầu tiên không chỉ là cơ sở để lát các viên gạch tiếp theo mà còn đóng vai trò quyết định không gian khu vực được thu nhỏ hay mở rộng.
Chúng ta có thể chọn cách ốp lát thẳng hàng hay lát chữ công tùy theo thiết kế trên gạch.
Cần đảm bảo rằng hoa văn trên gạch được đặt đúng hướng.
Điều quan trọng hơn hết chính là việc tính toán thật kỹ các khu vực cần cắt gạch để giảm tối đa các lỗi có thể xuất hiện khi hoàn thiện công trình thi công.
* Lưu ý: Trước khi tiến hành ốp lát, đừng quên vệ sinh lại toàn bộ bụi bẩn trên bề mặt sàn và tường nhằm tránh tình trạng gạch giảm liên kết, dễ bong tróc sau một thời gian ngắn.
Bước 5: Thi công keo ron men sứ cho gạch mới ốp lát
Để đường ron được bền đẹp, chúng ta cần đảm bảo bơm keo sau khi gạch đã bám chặt hoàn toàn với mặt nền.
Từ 12 – 48 tiếng sau khi ốp lát chính là thời gian vừa đủ để gạch liên kết tự nhiên và chắc chắn. Sau khoảng thời gian này, ta đã có thể tiến hành thi công keo ron men sứ chuyên dụng cho nền gạch.
Bước 6: Làm sạch bề mặt gạch khu vực thi công ốp lát
Sau khi đường keo ron vừa thi công đã khô, chúng ta tiến hành vệ sinh hoàn thiện nền gạch ốp lát.
Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu phủ phóng mặt sàn, đơn vị thi công sẽ tiếp tục bước phủ bóng sàn gạch trước khi bàn giao lại cho chủ nhà hoặc chủ thầu.
Bước 7: Kiểm tra bàn giao và bao bọc bảo quản thành phẩm
Sau cùng là kiểm tra từng khu vực đã ốp lát và tiến hành nghiệm thu.
Để đảm bảo bề mặt gạch sạch đẹp và nguyên vẹn khi đến tay người sử dụng thì không thể nào bỏ qua công đoạn bao bọc, bảo quản gạch.
2. Các yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ trong quá trình thi công ốp lát gạch
Bên cạnh quy trình thi công ốp lát gạch tiêu chuẩn với 7 bước kể trên. Một công trình đẹp hoàn hảo cần đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và đạt độ thẩm mỹ nhất định. Dưới đây là những yêu cầu bắt buộc cần phải đáp ứng với mọi công trình thi công lát gạch:
Những vấn đề Hồng Tâm Phát lưu tâm trong quá trình thi công ốp lát gạch
Trên đây là quy trình ốp lát gạch tiêu chuẩn cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ cần đạt được trong một công trình. Nhằm đảm bảo chất lượng ngôi nhà, gia chủ cần nắm được các kỹ thuật cơ bản để giám sát công trình đồng thời lựa chọn cho mình một dịch vụ thi công ốp lát gạch uy tín nhất nhé!
Để được hỗ trợ tư vấn phương án thi công và báo giá cụ thể cho từng công trình, Quý Khách hàng có thể liên hệ ngay về số hotline ngay bên dưới.
Đội ngũ Tam Chuyên của HTP luôn sẵn sàng được phục vụ Quý Khách!