Điểm Mặt 2 Loại Màng Chống Thấm Phổ Biến Tại HTP

Thấm dột là một trong những nguyên nhân chính giảm tuổi thọ công trình, gây hư hại nghiêm trọng. Giải pháp hiệu quả nhất là sử dụng màng chống thấm để ngăn chặn sự xâm nhập của nước và độ ẩm. HTP cung cấp hai loại màng chống thấm BITUM và HDPE chính hãng, đảm bảo chất lượng cao, dễ thi công, tiết kiệm chi phí.

htp-cung-cap-mang-chong-tham
HTP chuyên cung cấp màng chống thấm Bitum và HDPE uy tín, chính hãng

1. Màng chống thấm là gì?

Màng chống thấm là một loại vật liệu dạng tấm mỏng, được dùng để ngăn chặn sự xâm nhập của nước, hơi ẩm và các chất lỏng khác vào kết cấu công trình. Đây là giải pháp phổ biến trong xây dựng để bảo vệ các khu vực quan trọng như: mái, tường, sàn, tầng hầm, ban công, hồ bơi, bể nước,… khỏi bị thấm dột và ẩm mốc.

Cấu tạo gồm ba lớp chính: 

  • Lớp nhựa chống thấm: Được làm từ nhựa bitum hoà trộn với polymer giúp tăng độ bền và khả năng chống thấm.
  • Lớp cốt gia cường: Thường là sợi thủy tinh hoặc polyester, giúp tăng độ chắc chắn và khả năng chống rách.
  • Lớp bảo vệ bề mặt: Phủ cát mịn, bột khoáng hoặc màng PE, bảo vệ lớp nhựa chống thấm.
mang-chong-tham-chia-thanh-3-loai
Màng chống thấm được chia thành 3 lớp chính

Lợi ích của màng chống thấm

loi-ich-mang-chong-tham
Sử dụng màng chống thấm mang lại nhiều lợi ích

2. Dụng cụ thi công và quy cách sử dụng màng chống thấm

Để đảm bảo màng chống thấm được thi công đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả chống thấm cao và kéo dài tuổi thọ công trình, việc sử dụng đúng dụng cụ và tuân thủ quy cách thi công là rất quan trọng.

2.1. Dụng cụ thi công màng chống thấm

Tùy vào từng loại màng chống thấm mà phương pháp thi công và dụng cụ sử dụng sẽ khác nhau.

– Màng chống thấm khò nóng (bitum khò nóng): Loại màng này cần sử dụng nhiệt độ cao để làm nóng lớp bitum, giúp màng bám dính chắc chắn vào bề mặt. Các dụng cụ cần thiết gồm: Máy khò gas cầm tay, con lăn ép màng, thước dây, bay trát nhựa bitum,…

– Màng chống thấm tự dính (bitum tự dính): Loại màng này có sẵn lớp keo dính, không cần sử dụng nhiệt, dễ dàng thi công hơn. Dụng cụ cần thiết gồm: Con lăn ép màng cao su (loại lớn, nhỏ), dao rọc màng.

2.2. Đơn vị tính màng chống thấm tiêu chuẩn

Màng chống thấm được sản xuất với nhiều kích thước và quy cách đóng gói khác nhau để phù hợp với từng nhu cầu thi công.

don-vi-tinh-mang-chong-tham
Đơn vị tính của từng loại màng chống thấm khác nhau

Việc lựa chọn đúng loại màng chống thấm phù hợp sẽ giúp tối ưu chi phí, đảm bảo hiệu quả thi công và độ bền của công trình.

3. Phân loại màng chống thấm phổ biến tại HTP

Trong ngành xây dựng hiện đại, màng chống thấm là vật liệu không thể thiếu để bảo vệ công trình khỏi tác động của nước và ẩm. Dưới đây là hai loại màng chống thấm phổ biến, hiệu quả cao và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay: màng chống thấm bitum và màng chống thấm HDPE.

3.1. Màng chống thấm Bitum 

Màng chống thấm Bitum là vật liệu truyền thống nhưng vẫn được ưa chuộng nhờ độ bền cao, khả năng ngăn nước vượt trội và tính linh hoạt trong thi công. Đây là lựa chọn lý tưởng cho cả công trình dân dụng lẫn công nghiệp.

mang-chong-tham-bitum
HTP chuyên cung cấp màng chống thấm Bitum chính hãng

– Đặc điểm nổi bật:

  • Khả năng chống thấm tuyệt đối: Ngăn chặn hoàn toàn nước và hơi ẩm xâm nhập vào kết cấu công trình.
  • Độ đàn hồi cao: Hạn chế rạn nứt do giãn nở nhiệt hoặc rung động của công trình.
  • Chống tia UV & thời tiết khắc nghiệt: Một số dòng cao cấp có khả năng chống lão hóa, chịu được tia UV, thích hợp cho khu vực ngoài trời.
  • Kháng hóa chất tốt: Đặc biệt là các loại màng nhựa tổng hợp (HDPE, PVC) có thể chịu được môi trường axit, kiềm và hóa chất công nghiệp.
  • Dễ thi công: Các loại màng tự dính hoặc màng khò nóng dễ dàng thi công bằng súng khò gas hoặc dán trực tiếp.
  • Độ bền cao: Trung bình từ 10 – 25 năm, tùy thuộc vào điều kiện sử dụng.

Hướng dẫn thi công tiêu chuẩn:

  1. Chuẩn bị bề mặt thi công: Làm sạch lớp nền, đảm bảo bề mặt phẳng, sạch sẽ, không có lỗ rỗng. 
  2. Quét sơn lót (lương sơn lót khuyến nghị 0.3kg/m²).
  3. Dán màng chống thấm Bitum: 
  • Màng khò nóng: Dùng đèn khò làm nóng bề mặt dưới của màng cuộn đến khi dẻo rồi dán chặt vào nền.
  • Màng tự dính: Lột lớp bảo vệ và ép chặt màng xuống bề mặt bằng con lăn.

      4. Chồng mí và cố định lớp màng: Đè các lớp màng chống lên nhau, sau đó dùng con lăn hoặc khò nhiệt để cố định độ bám dính.

      5. Sau 24 giờ, thử nghiệm ngâm nước để đảm bảo không rò rỉ trước khi tiến hành các bước hoàn thiện tiếp theo.

huong-dan-thi-cong-mang-chong-tham-bitum
Hướng dẫn quy trình thi công màng chống thấm Bitum

– Khi nào nên dùng:

  • Màng khò nóng: Sân thượng, mái bê tông diện tích lớn.
  • Màng tự dính: Khu vực hạn chế dùng lửa như tầng hầm, nhà vệ sinh, ban công nhỏ

– Một số mẹo thi công màng chống thấm Bitum hiệu quả: 

  • Để đạt hiệu quả chống thấm tối đa

Chuẩn bị bề mặt kỹ lưỡng: Phải sạch bụi, khô ráo, không còn dị vật hay dầu mỡ.

✔ Thi công đúng lớp lót: Dùng primer chuyên dụng để tăng cường độ bám dính

✔ Chồng mí đúng tiêu chuẩn: Tối thiểu 7 – 10cm, dùng nhiệt hoặc keo dán chuyên dụng để kết dính chặt.

✔ Xử lý góc cạnh: Ở chân tường, bo góc nên vát xi măng tròn để tránh màng bị rách.

  • Để tăng tính thẩm mỹ cho biệt thự và nhà cao cấp

Phủ lớp hoàn thiện sau khi dán màng:

Cán lớp bê tông phẳng hoặc lát gạch, đá tự nhiên.

Có thể sơn phủ chống nóng giúp bảo vệ màng khỏi tác động trực tiếp của tia UV.

  • Mẹo thi công đẹp và hiệu quả khác

Dùng con lăn ép màng đều tay để đảm bảo bề mặt phẳng, không bị nhăn nhúm hay phồng rộp

Phối hợp màng bitum + sàn gạch vân đá giúp không gian vừa sang trọng vừa bền lâu

Thử nghiệm bằng test nước: Sau khi hoàn tất thi công, nên thử nước ít nhất 24 giờ để kiểm tra hiệu quả chống thấm.

mang-chong-tham-bitum-phu-hop-nhieu-cong-trinh
Màng chống thấm Bitum phù hợp sử dụng cho nhiều loại công trình

=> Xem chi tiết sản phẩm màng chống thấm Bitum của HTP [Tại đây]

3.2. Màng chống thấm HDPE 

Màng chống thấm HDPE là vật liệu hiện đại với độ bền cao, khả năng kháng hóa chất và chống thấm tuyệt đối. Được sử dụng rộng rãi trong các công trình quy mô lớn, màng HDPE đảm bảo tuổi thọ dài lâu và hiệu quả chống thấm tối ưu.

– Thông tin sản phẩm:

mang-chong-tham-hdpe
HTP chuyên cung cấp màng chống thấm HDPE uy tín, chính hãng

– Tính năng nổi bật:

  • Chống tia UV và thời tiết khắc nghiệt
  • Khả năng chống thấm tuyệt đối
  • Độ bền cơ học cao chịu được lực kéo và độ giãn dài trước khi đứt
  • Dễ thi công và hàn ghép chắc chắn
  • An toàn và thân thiện với môi trường

– Hướng dẫn thi công tiêu chuẩn:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Làm phẳng bề mặt, sạch, không có vật sắc nhọn.
  2. Trải màng HDPE: Mở cuộn màng, trải đều ra bề mặt cần chống thấm, giữ cố định bằng bao cát hoặc nẹp thép.
  3. Hàn kín các mép nối: Dùng máy hàn nhiệt để hàn kín các mối nối, chồng mí tối thiểu 7-10cm để tăng độ bền liên kết.
  4. Kiểm tra rò rỉ, nghiệm thu: Sau khi thi công, kiểm tra kỹ các mối hàn bằng phương pháp thử nước hoặc hút chân không. Sau đó hoàn thiện công trình và đưa vào sử dụng.
quy-trinh-thi-cong-mang-chong-tham-hdpe
Hướng dẫn quy trình thi công màng chống thấm HDPE

– Khi nào nên dùng màng chống thấm HDPE: 

  • Độ dày 0.5 – 1.0mm: Hồ cá, bể bơi, sân vườn.
  • Độ dày 1.5 – 2.0mm: Bãi rác, hồ xử lý nước thải, hầm biogas.
  • Độ dày 2.5 – 3.0mm: Công trình yêu cầu độ bền cao như đê điều, kênh mương.

– Mẹo dùng màng chống thấm hiệu quả hơn:

Về mặt kỹ thuật – hiệu quả lâu dài:

  • Trải phẳng HDPE đúng kỹ thuật, hàn nhiệt chuẩn tại các mối nối.
  • Chồng mí đạt chuẩn từ 7 – 10cm, kiểm tra kín khí, kín nước sau thi công.
  • Gia cường góc cạnh: Dùng keo trám thêm tại các bo góc, chân tường hoặc vị trí cổ ống xuyên sàn để chống rò rỉ.

✔ Về thẩm mỹ – phù hợp cho biệt thự cao cấp:

  • Sau khi lót màng HDPE, nên kết hợp:
  • Ốp đá tự nhiên, gạch mosaic, sàn gỗ ngoài trời cho hồ bơi hoặc ban công để tăng tính thẩm mỹ.
  • Phủ thêm lớp sàn bê tông hoặc lát gạch ceramic cho sân thượng, mái bằng sau khi chống thấm.

✔  Hiệu quả:

  •  Dùng HDPE giúp giảm chi phí bảo trì, sửa chữa chống thấm về sau so với các vật liệu như xi măng chống thấm hoặc màng lỏng PU thông thường.
  •  HDPE có thể tái sử dụng nếu tháo dỡ cẩn thận trong các công trình tạm.
mang-chong-tham-hdpe-cho-cong-trinh
Màng chống thấm HDPE được sử dụng cho mọi loại công trình

=> Xem chi tiết sản phẩm màng chống thấm HDPE của HTP [Tại đây]

=> HTP cung cấp màng chống thấm chính hãng, giá tốt

Chọn mua màng chống thấm chất lượng cao là yếu tố quan trọng để đảm bảo độ bền cho công trình. HTP tự hào cung cấp các loại màng chống thấm chính hãng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng mọi nhu cầu thi công từ dân dụng đến công nghiệp.

✔  Sản phẩm chất lượng, kiểm định rõ ràng – Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, phù hợp nhiều công trình.

✔  Đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí – Giúp Quý Khách hàng chọn đúng sản phẩm và thi công hiệu quả.

✔  Giá cạnh tranh, nhiều ưu đãi hấp dẫn – Cam kết mang đến mức giá tốt nhất cùng chương trình khuyến mãi linh hoạt.

4. Cách chọn màng chống thấm phù hợp cho từng công trình

Lựa chọn đúng loại màng chống thấm sẽ giúp công trình đạt độ bền tối ưu, hạn chế rủi ro thấm dột và xuống cấp theo thời gian. Dưới đây là cách chọn sản phẩm phù hợp theo vị trí thi công và điều kiện môi trường.

4.1. Chọn màng chống thấm theo vị trí thi công

Tùy vào từng khu vực thi công mà chúng ta cần lựa chọn loại màng chống thấm phù hợp để đảm bảo hiệu quả tối ưu.

  • Mái nhà, sân thượng: Sử dụng màng Bitum khò nóng hoặc tự dính giúp chống thấm nước mưa, bảo vệ kết cấu công trình lâu dài.
  • Hồ chứa nước, bãi rác, bể xử lý nước thải: Màng HDPE có khả năng kháng hóa chất, chịu áp lực cao và có độ bền vượt trội.
  • Tầng hầm, móng nhà: Màng Bitum tự dính là lựa chọn tối ưu do dễ thi công, không cần sử dụng lửa, đảm bảo an toàn trong không gian kín.
chon-mang-chong-tham-vi-tri-thi-cong
Chọn màng chống thấm theo vị trí thi công

4.2. Chọn màng chống thấm theo điều kiện môi trường

Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và yêu cầu của công trình, bạn có thể chọn loại màng chống thấm thích hợp:

  • Khu vực có khí hậu khắc nghiệt (nắng gắt, nhiệt độ thay đổi lớn): Màng HDPE bền nhiệt, không bị co ngót hay nứt gãy theo thời gian.
  • Công trình cần độ linh hoạt, chống nứt: Màng Bitum có độ đàn hồi cao, phù hợp với kết cấu dễ bị giãn nở.

Mẹo: Trước khi chọn màng chống thấm, hãy kiểm tra kỹ bề mặt thi công và điều kiện thời tiết để đảm bảo hiệu quả sử dụng.

5. Ứng dụng phổ biến của màng chống thấm

Nhờ vào hiệu quả cao và khả năng thích ứng với nhiều điều kiện môi trường, màng chống thấm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

  • Xây dựng dân dụng: Chống thấm sân thượng, mái bằng, ban công, sàn mái, tầng hầm, móng, tường nhà, nhà vệ sinh.
  • Xây dựng công nghiệp: Chống thấm nhà xưởng, nhà kho, khu công nghiệp, bãi chôn lấp rác, hồ chứa nước thải, bể chứa hóa chất.
  • Hạ tầng giao thông: Chống thấm đường bộ, hầm giao thông, cầu, bãi đậu xe ngầm, cống thoát nước.
  • Lĩnh vực cảnh quan: Lót hồ cá, hồ bơi, đài phun nước, sân vườn, bồn hoa trên mái.
mang-chong-tham-mai-bang
Màng chống thấm được sử dụng cho xây dựng dân dụng
chong-tham-mai-bang
Màng chống thấm được sử dụng cho chống thấm mái bằng
mang-chong-tham-lot-bon-chua-nuoc
Màng chống thấm cho các khu vực xây dựng công nghiệp
mang-chong-tham-su-dung-cho-khu-cong-nghiep
Màng chống thấm được sử dụng đa dạng cho mọi loại công trình

Việc lựa chọn đúng loại màng chống thấm không chỉ giúp bảo vệ công trình mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa về sau. Khi thi công, cần tuân thủ đúng kỹ thuật để đảm bảo màng phát huy tối đa công dụng. HTP tự hào cung cấp các dòng màng chống thấm Bitum, HDPE chất lượng cao, đồng thời HTP nhận đa dạng dịch vụ thi công chống thấm đảm bảo chất lượng cao cho mọi công trình. Liên hệ ngay với HTP qua số hotline 0933 300 468 để nhận tư vấn và báo giá tốt nhất!

Related Post

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chubby
Chubby
Chubby