Thi Công Móng Ngầm

Dịch Vụ Thi Công Móng Ngầm – Nền Tảng Vững Chắc Cho Mọi Công Trình

Dịch vụ thi công móng ngầm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững cho công trình xây dựng. HTP luôn cung cấp các giải pháp thi công chuyên nghiệp, từ thiết kế đến thực hiện với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về dịch vụ thi công móng ngầm cùng HTP nhé!

thi-cong-tam-ham-biet-thu
Dịch vụ thi công móng ngầm – Nền tảng vững chắc cho mọi công trình

1. Thông tin cơ bản về dịch vụ thi công móng ngầm

1.1. Phần móng ngầm là gì?

Phần móng ngầm hay còn gọi là móng nhà, là kết cấu nằm dưới đáy công trình, giúp chịu lực và truyền tải trọng xuống nền đất. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự vững chắc và bền bỉ cho công trình. Móng ngầm được thiết kế và thi công dựa trên đặc điểm của địa chất nền đất và tải trọng dự kiến của công trình.

1.2. Các loại móng ngầm cơ bản?

  • Móng đơn: Là các loại móng đỡ từng cột hoặc nhóm cột, phù hợp với nhà cấp 4 hoặc công trình nhỏ dưới 2 tầng.
mong-don-trong-cong-trinh
Móng đơn
  • Móng băng: Là một loại móng được đặt dưới các cột, trụ hoặc tường của công trình cây dựng. Có hình dạng dải dài, hàng dài song song hoặc giao nhau thành hình chữ thập để gánh đỡ nhiều cột hoặc tường.
mong-bang-trong-xay-dung
Móng băng
  • Móng bè: Trải rộng toàn bộ công trình, giảm áp lực tải trọng lên nền đất yếu.
mong-be-trong-thi-cong
Móng bè
  • Móng cọc: Gồm có cọc và đài cọc được hạ xuống các tầng đất sâu, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt. Được dùng phổ biến trong các công trình lớn như biệt thự, nhà cao tầng, chụng cư,…
mong-coc-trong-xay-dung
Móng cọc

1.3. Các công tác thi công móng ngầm trong xây dựng?

  • Thi công tháo dỡ nhà cũ: Là quá trình phá hủy hoặc di chuyển cấu trúc của ngôi nhà cũ để chuẩn bị mặt bằng cho công trình mới. Mục đích để giải phóng mặt bằng và tái sử dụng vật liệu để giảm chi phí và hạn chế lãng phí tài nguyên.
  • Thi công san lấp mặt bằng: Công đoạn thi công làm phẳng nền đất để tạo nền móng ổn định cho công trình. Bao gồm việc đào đất, ủi đất, vận chuyển đất từ khu vực cao về các vùng thấp. Từ đó tạo ra một mặt bằng bằng phẳng và ổn định, tránh tình trạng sụt lún và cải thiện khả năng chịu tải của đất.
  • Thi công ép cọc làm móng: Sử dụng máy móc để hạ cọc bê tông xuống đất giúp tăng khả năng chịu lực của móng, đặc biệt là trong khuc vực nền đất yếu hoặc các công trình có tải trọng lớn.
thi-cong-ep-coc-lam-mong
Thi công ép cọc làm móng
  • Thi công tầng hầm biệt thự: Là quá trình xây dựng không gian dưới mặt đất để tăng diện tích sử dụng mà không ảnh hưởng đến diện tích trên mặt đất như làm gara, kho chứa, phòng kỹ thuật hoặc phòng giải trí. Góp phần vào tính thẩm mỹ tổng thể và kết cấu vững chãi cho biệt thự.
thi-cong-tam-ham-biet-thu
Thi công tầng hầm biệt thự

1.4. Các trang thiết bị cơ bản cần dùng trong thi công móng ngầm?

Thi công móng ngầm sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng:

  • Máy xúc, máy ủi, máy đầm: Đào móng, san lấp và làm chặt nền đất.
  • Máy đóng cọc, khoan cọc nhồi, ép cọc thủy lực: Thi công cọc bê tông, cừ thép.
  • Máy bơm chìm, trộn bê tông, cắt uốn thép: Hút nước ngầm, trộn bê tông tại chỗ, gia công cốt thép.

2. Các loại vật tư dùng trong thi công móng ngầm 

2.1. Các vật tư dùng trong thi công ép cọc làm móng

  • Cọc vuông bê tông cốt thép, được sản xuất từ bê tông và thép xây dựng, có tiết diện vuông và được thi công bằng các phương pháp như ép hoặc đóng xuống đất. Kích thước phổ biến: 200x200mm, 250x250mm, 300x300mm, 400x400mm, 500x500mm, chiều dài thường từ 3m đến 6m.
coc-vuong-be-tong
Cọc vuông bê tông cốt thép
  • Cọc bê tông dự ứng lực (bê tông tiền áp) là loại cọc làm từ bê tông và cốt thép cường độ cao, được kéo căng trước để tăng khả năng chịu lực. Cọc có dạng tròn hoặc vuông, sản xuất theo 2 phương pháp: căng trước (đúc tại nhà máy) và căng sau (đúc tại công trình). Theo TCVN 7888:2014, cọc có đường kính từ 300mm – 1200mm, chiều dài từ 6m – 24m.
coc-be-tong-du-ung-luc
Cọc bê tông dự ứng lực
  • Cọc bê tông ly tâm: Có hình dạng cọc tròn, sản xuất bằng công nghệ quay ly tâm ở nhiệt độ 96 độ C và phần cốt thép được cấu tạo từ sợi cáp kéo căng ứng lực, giúp bê tông đặc chắc và chịu lực cao. Cọc ly tâm có nhiều kích thước đường kính khác nhau: 250mm, 300mm, 350mm,… 700mm, 800mm.
san-xuat-be-tong-ly-tam
Công nghệ sản xuất cọc bê tông ly tâm
coc-be-tong-ly-tam
Cọc bê tông ly tâm

2.2. Các vật tư dùng trong thi công tầng hầm biệt thự 

  • Cừ thép (cừ larsen) là một loại vật liệu xây dựng dạng chứ U, có khớp nối ở hai đầu, được lắp ghép thành tường chắn. Cừ larsen giúp chắn đất, nước, ngăn sụn lún cho hầm và nến móng thi công.
vat-lieu-xay-dung-cu-thep
Vật liệu xây dựng cừ thép
  • Thép xây dưng (thép thành phẩm) được chế tạo từ hợp kim sắt và carbon, có độ bền, dẻo và chịu tải tốt giúp tạo sự kiên cố cho kết cấu công trình. Phổ biến nhất là thép thanh vằn và thép cuộn.
thep-xay-dung
Thép xây dựng
  • Bê tông tươi (bê tông thương phẩm) là hỗn hợp cát, đá, xi măng, nước và phụ gia trộn theo tỉ lệ chuẩn. Được vận chuyển bằng xe bồn và đổ trực tiếp vào cấu kiện thi công.
be-tong-tuoi
Bê tông tươi

Bê tông mật độ cao (bê tông cường độ cao): Có cường độ chịu nén từ 55Mpa trở lên sau 28 ngày. Thành phần gồm xi măng PC40 trở lên, phụ gia giảm nước, cốt liệu thô (đá dăm, sỏi dăm,..) và cốt liệu mịn (cát vàng,..). Loại bê tông này bền, chịu lực tốt, thích hợp cho công trình trong môi trường khắc nghiệt, được trộn máy và vận chuyển bằng xe bồn.

3. Biện pháp thi công cơ bản của dịch vụ

3.1. Quy trình thi công ép cọc bê tông cốt thép

Chuẩn bị:

  • Khảo sát địa chất và đánh giá khả năng chịu tải của nền đất, kiểm tra tình trạng công trình xung quanh.
  • Lựa chọn loại cọc, kích thước và tải trọng ép phù hợp.
  • San lấp, làm phẳng mặt bằng và chuẩn bị đầy đủ thiết bị thi công.

Thi công ép cọc:

  • Định vị tim cọc: Sử dụng máy toàn đạc hoặc máy laser để xác định vị trí chính xác của cọc.
  • Lắp đặt máy ép: Đặt máy ép tại vị trí đầu tiên, kiểm tra sự ổn định của thiết bị.
  • Ép cọc thử: Kiểm tra tình trạng nền đất, điều chỉnh chiều dài cọc nếu cần.
  • Ép cọc đại trà: Tiến hành ép cọc theo từng đoạn, giám sát lực ép và đảm bảo độ thẳng đứng.
  • Nghiệm thu: Kiểm tra và xác nhận số lượng và chất lượng cọc sau khi hoàn thành.

3.2. Quy trình thi công tầng hầm biệt thự

  • Đánh giá hiện trạng và địa chất: Khảo sát địa chất và đánh giá các công trình xung quanh để xác định phương án thi công phù hợp, tránh rủi ro.
  • Chống sạt lở: Áp dụng biện pháp như ép cừ Larsen và khoan ép cọc bao quanh khu vực thi công để bảo vệ công trình và công trình lân cận.
  • Gia cố nền móng: Thi công ép cọc bê tông cốt thép theo quy trình đã mô tả.
  • Đào đất: Đào đất đến độ sâu thiết kế, vận chuyển hoặc tập kết đất gần công trình để phục vụ cho công tác san lấp.
  • Thi công móng và sàn hầm: Lắp đặt cốt pha, cốt thép và đổ bê tông móng, nền, kiểm soát mực nước ngầm bằng máy bơm chìm.
  • Thi công vách tầng hầm: Lắp đặt cốt pha, cốt thép và đổ bê tông vách tầng hầm theo thiết kế.
  • Đậy nắp hầm: Tháo giằng cừ, gia công ván khuôn, cốt thép và đổ bê tông để hoàn thành nắp tầng hầm.

4. Các yếu tố cấu thành báo giá thi công móng ngầm 

Báo giá thi công móng ngầm không chỉ phản ánh chi phí xây dựng mà còn là sự tổng hòa của nhiều yếu tố kỹ thuật và điều kiện thực tế, nhằm đảm bảo tính ổn định và an toàn lâu dài cho công trình.

Các yếu tố cấu thành báo giá thi công:

  • Loại móng: Móng cọc, móng băng, móng bè hay móng đơn có mức độ phức tạp và chi phí vật liệu khác nhau, tùy thuộc vào thiết kế và loại cọc được sử dụng (bê tông đúc sẵn, khoan nhồi,…)
  • Kết cấu địa chất: Tùy thuộc vào đặc tính nền đất (đất yếu, đất cát, đất sét,…) và độ sâu nước ngầm quyết định mức độ gia cố, nhân công,
  • Mặt bằng thi công: Khu vực thi công bị hạn chế, gần công trình lân cận đòi hỏi biện pháp gia cố an toàn, làm tăng chi phí hơn so với các khu vực đất trống rộng rãi, thông thoáng.
  • Tải trọng công trình: Tải trọng lớn yêu cầu hệ móng lớn hơn để đảm bảo khả năng chịu lực, dẫn đến tăng khối lượng và chi phí thi công.
  • Vật liệu xây dựng: Chất lượng và nguồn gốc của bê tông, cốt thép ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành. Vật liệu cao cấp thường đi đôi với chí phí cao nhưng đảm bảo chất lượng công trình.

5. Các rủi ro trong thi công móng ngầm 

Trong quá trình thi công móng ngầm, có thể gặp một số rủi ro ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình. Để giảm thiểu các rủi ro này, cần áp dụng các biện pháp ngừa và kiểm soát chặt chẽ trong từng giai đoạn thi công.

cac-rui-ro-thi-cong-mong-ngam
Các rủi ro trong thi công móng ngầm, nguyên nhân và giải pháp hiệu quả

6. Kết quả cần đạt được và cách kiểm tra

Để đảm bảo chất lượng và độ bền vững của công trình, việc kiểm tra và đánh giá các hạng mục móng là bước quan trọng không thể thiếu, giúp đảm bảo tuân thủ thiết kế, đạt chuẩn kỹ thuật và đáp ứng các yêu cầu an toàn trong thi công.

ket-qua-can-dat-trong-thi-cong-mong-ngam
Kết quả cần đạt và cách kiểm tra trong thi công móng ngầm

7. Lộ trình triển khai dịch vụ đến với khách hàng

Lộ trình triển khai dịch vụ thi công móng ngầm giúp khách hàng hiểu rõ quy trình đảm bảo công trình được thực hiện đúng kỹ thuật và hiệu quả:

lo-trinh-trien-khai-thi-cong-mong-ngam-htp
Lộ trình triển khai dịch vụ thi công móng ngầm

8. Một số hình ảnh thi công móng ngầm với các công nghệ hiện đại 

Công nghệ ép cọc cừ bằng robot thủy lực tự hành:

  • Sử dụng robot thủy lực tự động cẩu và ép cọc chính xác, nhanh chóng.
  • Ưu điểm: Tăng tốc độ thi công, nâng cao độ chính xác.
  • Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao và quy trình tự động hóa.
ep-cu-bang-robot-thuy-luc
Công nghệ ép cọc cừ bằng robot thủy lực tự hành

Công nghệ ép cọc bê tông bằng robot:

  • Sử dụng máy robot để ép cọc chịu tải từ 80-1000 tấn.
  • Ưu điểm: Thi công nhanh, chính xác, giảm tiếng ồn, đảm bảo chất lượng.
  • Nhược điểm: Chi phí cao, máy móc cồng kềnh, yêu cầu mặt bằng rộng.
ep-coc-be-tong-bang-robot
Công nghệ ép cọc bê tông bằng robot

Công nghệ Top-down:

  • Thi công tầng ngầm từ trên xuống, thực hiện đồng thời phần ngầm và mặt đất.
  • Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Nhược điểm: Yêu cầu kỹ thuật cao, thiết kế phức tạp.
cong-nghe-thi-cong-to-down
Công nghệ Top-down

9. Lợi thế cạnh tranh của HTP về dịch vụ thi công móng ngầm 

HTP tự hào là đối tác tin cậy trong lĩnh vực thi công móng ngầm, mang đến cho khách hàng những lợi thế vượt trội nhờ năng lực và kinh nghiệm:

  1. Dịch vụ thi công toàn diện: HTP cung cấp dịch vụ trọn gói từ khảo sát địa chất, thiết kế, thi công phần thô đến việc bảo trì và pháp lý công trình. 
  2. Cam kết chất lượng và an toàn: Chất lương và an toàn luôn đặt lên hàng đầu, đảm bảo mọi công trình đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng khắt khe nhất.
  3. Kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ chuyên nghiệp: Với 12 năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. HTP sở hữu đội ngũ thi công chuyên nghiệp, thành thạo sử dụng trang thiết bị hiện đại cùng giải pháp nhanh chóng và hiệu quả.
  4. Kết hợp thi công và cung cấp vật liệu: HTP cung cấp các vật liệu xây dựng được kiểm định chất lượng kỹ càng, đồng bộ với tiến độ thi công, giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh do vật liệu không đạt chuẩn.
  5. Tiến độ nhanh chóng và đảm bảo: HTP cam kết hoàn thành dự án đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
  6. Không phát sinh chi phí: HTP chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh, đặc biệt là rủi ro liên quan đến các công trình lân cận.

Thi công móng ngầm không chỉ là nền tảng vững chắc cho mọi công trình mà còn là yếu tố quyết định đến độ bền và sự an toàn dài hạn của dự án. Với dịch vụ chuyên nghiệp, đội ngũ giàu kinh nghiệm HTP sẵn sàng đồng hành cùng Quý Khách hàng trong mọi giai đoạn thi công, đảm bảo mang đến giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn và triển khai công trình của bạn một cách hoàn hảo nhất!

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chubby
Chubby
Chubby