Dịch Vụ Thi Công Kết Cấu Khung Nổi Cho Công Trình
Dịch vụ thi công kết cấu khung nổi là yếu tố then chốt tạo nên sự an toàn và vững chắc cho công trình. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, HTP đã xây dựng được uy tín vững mạnh trong ngành. Đội ngũ chuyên nghiệp và trang thiết bị hiện đại của chúng tôi tự tin cam kết mang đến các giải pháp thi công tối ưu với chi phí hợp lý nhất.
1.Thông tin cơ bản về dịch vụ thi công kết cấu khung nổi
1.1. Thi công kết cấu khung nổi là gì?
Thi công kết cấu khung nổi là xây dựng các bộ phận chịu lực chính của công trình trên mặt đất, giúp định hình tổng thể ngôi nhà cả về hình dáng bên ngoài lẫn cấu trúc bên trong. Vì thế, khung nổi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và an toàn cho toàn bộ kết cấu công trình.
1.2. Các thành phần chính của kết cấu khung nổi bao gồm:
- Cột: Là bộ phận chịu lực chính, truyền tải trọng từ mái và sàn xuống nền móng, giúp công trình ổn định.
- Dầm: Là thanh ngang nối các cột, chịu lực uốn và phân phối tải trọng từ sàn xuống cột.
- Sàn: Bề mặt chịu tải trọng từ người, đồ đạc, các thiết bị trong nhà, phân phối lực xuống dầm và cột.
- Tường xây: Tường vừa đóng vai trò bao che, ngăn phòng vừa tham gia chịu lực.
- Mái: Bảo vệ ngôi nhà khỏi các yếu tố thời tiết, đồng thời có thể đóng vai trò chịu lực và truyền tải trọng xuống cột hoặc tường.
1.3. Các công tác thi công kết cấu khung nổi
- Thi công thép khung: Đổ bê tông để tạo dựng các bộ phận chịu lực như cột, dầm, sàn và cầu thang.
- Thi công khung nhà tiền chế: Lắp đặt xà gồ, vách, mái và máng xối
- Thi công xây tường: tường bao, tường ngăn phòng, tường chống cháy,…
Mục đích thi công kết cấu khung nổi là tạo hệ khung chính chịu lực (lực từ công trình, con người, nội thất, gió, động đất,..). Từ đó, định hình kiến trúc ngôi nhà và tạo nền tảng cho các giai đoạn thi công sau, đảm bảo an toàn và nâng cao tuổi thọ công trình
2. Các loại vật tư dùng trong thi công kết cấu khung nổi
2.1. Vật liệu thi công thép khung, bê tông và khung nhà tiền chế
– Thép khung: Thép là vật liệu chủ chốt trong kết cấu khung, đóng vai trò như “xương sống” của công trình. Khi kết hợp với bê tông, thép tạo thành các cấu kiện chịu lực quan trọng như cột, dầm, sàn và cầu thang.
Các loại thép thường dùng trong thi công khung thép bao gồm thép cây tròn, thép gân (dùng cho các công trình bê tông cốt thép như nhà phố, chung cư, biệt thự) và thép hình I, H, U, L, C, O, (thường dùng cho các công trình nhà tiền chế).
– Bê tông: Thành phần chính bao gồm xi măng, cát vàng và đá xây dựng (đá mi, đá 1×2, đá 3×4, đá 4×6,…). Các nguyên liệu này kết hợp để tạo ra bê tông tươi hoặc bê tông cường độ cao, giúp tăng cường độ chắc chắn của kết cấu khung thép.
2.2. Vật liệu cho tường xây và tường chống cháy
Tùy vào yêu cầu công trình và mục đích sử dụng, có nhiều loại gạch được sử dụng cho thi công tường. Các loại gạch phổ biến hiện nay bao gồm:
- Gạch đất nung: Là loại gạch truyền thống, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.
- Gạch bê tông khí chưng áp (AAC): Có khả năng cách nhiệt, cách âm, chống cháy hiệu quả, thường được dùng cho các công trình yêu cầu điều kiện nhiệt độ ổn định.
- Gạch bê tông cốt liệu (gạch Block): Được chế tạo từ bê tông cốt liệu, có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.
- Gạch bê tông bọt (CLC): Nhẹ và dễ thi công, thường sử dụng trong các công trình nhà ở dân dụng.
- Gạch bê tông xốp EPS (gạch EPS): Có tính năng cách nhiệt và cách âm ưu việt, thích hợp cho các công trình cần tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay, trong lĩnh vực thi công kết cấu khung nổi và xây dựng, nhiều vật liệu mới và tiên tiến đã được phát triển và ứng dụng thay thế, nâng cao hiệu suất của các vật liệu truyền thống:
- Thép cường độ cao (HSLA): chịu lực cao hơn, trọng lực nhẹ hơn, chống ăn mòn tốt
- Bê tông tự lành: bê tông tự chữa lành các vết nứt nhỏ
- Gạch xi măng sợi: chống cháy, cách âm, cách nhiệt tốt
- Panel chống cháy và cách nhiệt: cách âm cách nhiệt tốt, hiệu quả chống cháy cao
- Khung thép nhôm, mạ kẽm: chống ăn mòn, tăng độ bền công trình, giảm chi phí bảo trì
3. Các trang thiết bị cơ bản cần dùng trong thi công kết cấu khung nổi
Để thi công kết cấu khung nổi cần chuẩn bị các loại trang thiết bị cơ bản như sau:
– Thiết bị đo đạc và kiểm tra: Máy cân bằng laser, máy thủy bình; Nivo và thước đo các loại (thước dây, thước lỗ ban)… Các thiết bị này dùng để phục vụ công tác xác định cao độ, cân bằng mặt phẳng ngang, đứng, đo khoảng cách,… của cột, tường, dầm, sàn …
– Thiết bị thi công cốt thép, bê tông: Máy trộn bê tông, vữa, máy đầm bê tông; máy cắt, uốn thép, máy hàn;… Các trang thiết bị này dùng để phục vụ cho công tác đổ bê tông và gia công sắt thép cho các cấu kiện cột, dầm, sàn, cầu thang,… của ngôi nhà.
– Thiết bị thi công cốp pha: Ván khuôn (gỗ, nhựa, thép, giàn giáo, chống tăng;… Các trang thiết bị này dùng để phục vụ cho công tác tạo khuôn cho đổ bê tông các cấu kiện (cột, dầm, sàn, cầu thang,…) công trình.
4. Biện pháp thi công cơ bản của thi công kết cấu khung nổi
4.1. Quy trình thi công thép khung, đổ bê tông:
Quy trình thi công cột:
Bước 1: Xác định tim, trục cột.
Dùng máy thủy bình, máy cân bằng laser hoặc sử dụng phương pháp đo đạc thủ công bằng dây dọi và thước đo để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu lại các vị trí này để thi công dễ dàng.
Bước 2: Lắp dựng cốt thép.
- Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.
- Cốt thép phải sạch, không han gỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.
- Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.
- Xác định chiều cao cột để gia công cắt, uốn sắt đảm bảo các thanh thép được lắp đúng theo chiều cao đã thiết kế, để khi đổ bê tông, cột đạt được chiều cao chuẩn.
Bước 3: Lắp dựng cốp pha (ván khuôn).
- Trước khi lắp dựng, cần kiểm tra kỹ lưỡng vị trí và kích thước của ván khuôn để đảm bảo sự phù hợp với kích thước thiết kế cột. Bề mặt ván khuôn cần phải sạch sẽ, không bị biến dạng hay hư hỏng.
- Xác định chính xác độ cao của cột và cắt ván khuôn theo kích thước yêu cầu. Sau đó, ghép các tấm ván đã cắt lại với nhau sao cho phù hợp với vị trí các cốt thép đã được lắp dựng (lưu ý khoảng cách giữa ván, cốt thép phải đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật).
- Sử dụng cùm gông để cố định các tấm ván. Lưu ý, chân ván khuôn cột cần có một cửa nhỏ để vệ sinh chân cột trước khi đổ bê tông.
- Dùng các công cụ như dây dọi hoặc máy laser để kiểm tra và điều chỉnh độ thẳng đứng của ván khuôn, đảm bảo ván được lắp dựng chính xác và không bị nghiêng.
- Sử dụng các cây chống xiên hoặc ngang để cố định cột ván khuôn, ngăn không cho chúng không bị dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông, tránh hiện tượng ván khuôn bị đổ ngã hoặc sai lệch.
Bước 4: Đổ bê tông cột.
- Vệ sinh sạch sẽ chân cột, sau đó tưới chất dính bám như hồ dầu hoặc sika latex để đảm bảo sự liên kết tốt nhất giữa bê tông mới và bê tông cũ của lớp nền mà cột đang dựng đặt lên.
- Trước khi đổ bê tông, cần xác định và làm dấu chiều cao của cột một cách chính xác để tránh sai sót trong quá trình thi công.
- Bê tông phải đổ liên tục không ngừng, đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m thì nên đổ liên tục.
- Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp 40cm – 50cm, tuần tự theo lượt từng lớp
- Đảm bảo chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh làm phân tầng bê tông (hỗn hợp đá, cát, xi măng phân bố không đều) để chất lượng bê tông tốt nhất.
- Xác định vị trí xây tường để cấy thép râu (sắt phi 6), lưu ý khoảng cách thép râu là 40-50cm.
- Thực hiện kiểm tra tại vị trí chân cột bằng cách kết hợp gõ búa thường xuyên để tránh tình trạng bị rỗ bê tông.
- Sau khi đổ bê tông xong, sử dụng máy cân bằng laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột, đảm bảo cột không bị lệch sau khi công tác đổ bê tông hoàn thành.
Bước 5: Tháo ván khuôn cột và bảo dưỡng.
- Sau 1-2 ngày từ khi đổ bê tông, tiến hành tháo ván khuôn cột.
- Khi tháo ván khuôn cần thực hiện cẩn thận để tránh làm sứt mẻ hoặc hư hỏng cấu kiện bê tông mới đổ.
- Sử dụng máy cân bằng laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột. Độ nghiêng của cột không được quá 5mm, nếu vượt quá mức cho phép thì cần phải đập bỏ và làm lại.
- Tiến hành bọc bao bố bên ngoài cột bê tông và tưới nước bảo dưỡng liên tục trong vòng 2-4 ngày để đảm bảo bê tông không bị nứt và đạt cường độ cao nhất.
4.2 Quy trình thi công dầm, sàn, cầu thang:
Bước 1: Lắp dựng giàn giáo và cốp pha
- Chuẩn bị vật liệu để lắp dựng dàn giáo: Cây chống, giàn tuýp, ván phủ phim, đà thép hộp hoặc đà gỗ, v.v.
- Vật liệu không được quá cũ, không bị han gỉ, mục nát, cong vênh, đảm bảo chất lượng và an toàn khi thi công.
- Xác định cao độ và tim trục dầm sàn bằng thước dây và máy cân bằng laser. Đây là cơ sở để đảm bảo giàn giáo được lắp dựng đúng vị trí và đạt độ cao cần thiết.
- Tiếp theo lắp ráp hệ giàn giáo để dỡ các thanh đà chính, đà phụ của cốp pha. Giàn tuýp cần được lắp ráp chắc chắn, đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công. Các mối nối và khớp nối phải được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Lưu ý: Đối với sàn tầng 1, phải lót ván dưới chân giàn tuýp để giảm tải và tránh tình trạng gây lún cho chân giàn. Việc lót ván dưới chân giàn giúp phân bổ tải trọng đều lên bề mặt, tránh tình trạng chân giàn bị lún không đều, gây mất an toàn.
- Sau lắp sau hệ giàn giáo xong, tiến hành cân cao độ sàn để rải các thanh đà chính, đà phụ. Các thanh đà chính cách nhau khoảng 100-125cm, trong khi các thanh đà phụ cách nhau từ 50-60cm, đảm bảo độ ổn định và chắc chắn của kết cấu sàn.
- Sử dụng các tấm ván phủ phim đặt lên trên hệ đà chính, phụ vừa lắp xong. Lắp ván theo kích thước và hình dáng của dầm, sàn và cầu thang. Lắp theo trình tự, đảm bảo các mối nối được kín khít, độ phẳng và liên kết chắc chắn.
Bước 2: Gia công lắp dựng cốt thép
- Chuẩn bị cốt thép: Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước và vị trí theo thiết kế. Cốt thép phải sạch, không han gỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ, để đảm bảo độ bám dính với bê tông.
- Cốt thép được cắt, uốn theo đúng hình dạng và kích thước quy định trong bản vẽ thiết kế. Lắp đặt cốt thép theo đúng khoảng cách, vị trí bản vẽ đề ra cho dầm, sàn, cầu thang. Sử dụng con kê bê tông để cố định cốt thép sàn chắc chắn và đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Lưu ý: Cốt thép cầu thang được định hình sẵn theo kết cấu của cầu thang, đảm bảo về chiều dài và rộng của mặt sàn thang. Lắp dựng cốt thép cầu thang tránh bị tuột mối nối, tránh cong vênh. Cốt thép phải đảm bảo đúng quy cách chất lượng, đúng yêu cầu về loại thép sử dụng cho quá trình thi công.
Bước 3: Đổ bê tông
- Trước khi bắt đầu đổ bê tông, cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt dầm sàn và đầu cột. Sau đó, tươi chất liên kết (hồ dầu hoặc sika latex) lên đầu cột để đảm bảo sự liên kết tốt giữa bê tông mới và bê tông cũ.
- Quá trình đổ bê tông dầm sàn cầu thang bao gồm việc đầm dùi kỹ lưỡng tại các vị trí đầu trụ, dầm sàn và đảm bảo bê tông được đổ đều đặn, không có lỗ hổng.
- Nên đổ bê tông cho dầm cùng với sàn và cầu thang để đảm bảo sự liên kết chắc chắn giữa các phần của công trình.
- Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của công trình, thợ thi công có thể điều chỉnh phương pháp đổ bê tông sao cho phù hợp nhất. Đối với loại dầm có chiều cao lớn, thường sẽ không đổ bê tông theo từng lớp dài mà sẽ thực hiện đổ theo dạng bậc thang, mỗi đoạn dài khoảng 1m.
- Đối với cầu thang quy trình đổ bê tông vào ván khuôn được thực hiện từ dưới lên.
- Cần kiểm soát độ dày bê tông của các cấu kiện dầm, sàn, cầu thang để tránh lãng phí bê tông và đảm bảo chất lượng bề mặt .
- Trong quá trình đổ bê tông, sử dụng đầm dùi đầm các cấu kiện cho bê tông phân bố đều và loại bỏ bọt khí.
- Sau khi đổ bê tông xong, dùng bàn xoa để làm phẳng bề mặt sàn, tạo một lớp bê tông mịn và đồng đều, tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn hoàn thiện sau này.
Bước 4: Bảo dưỡng bê tông
- Để bảo dưỡng bê tông tránh trường hợp bị thủy hóa nhanh khi gặp thời tiết nắng nóng thì tầm 30 phút sau khi bề mặt bê tông đông cứng thì cho tưới phun sương ngay. Ban ngày cứ tưới liên tục 1-2 giờ/lần, ban đêm ít nhất tưới 1 lần.
- Sau khi bề mặt bê tông đã đông cứng có thể đi lại được thì tiến hành rải bao bố tưới nước để giữ độ ẩm cho sàn
4.3. Quy trình thi công khung nhà tiền chế:
Bước 1: Thi công phần móng và lắp đặt bu lông chờ
- Thi công phần móng thì giải pháp móng có thể được áp dụng đối với từng công trình khác nhau như móng đơn, móng băng hay móng cọc.
- Trước khi đổ bê tông thì các bộ bu lông được xác định vị trí chính xác và để ở chế độ chờ, để thực hiện việc lắp dựng hệ cột thép sau này.
Bước 2: Sản xuất các cấu kiện tại nhà máy
- Các cấu kiện cột, dầm, kèo,… được sản xuất tại nhà máy. Các cấu kiện phải được đảm bảo tính kỹ thuật và kích thước theo đúng yêu cầu bản vẽ thiết kế
- Bước này thực hiện song song với bước 1. Bởi việc xây dựng nền móng chủ yếu là đổ bê tông nên cần có thời gian để bê tông đạt mức chuẩn nhất và để tiến độ thi công được liên tục.
Bước 3: Lắp khung kết cấu thép
- Sau khi các cấu kiện được sản xuất xong theo đúng kích thước thì sẽ được vận chuyển đến công trường để thi công lắp dựng.
- Dùng cần cẩu có trọng lượng lớn để lắp dựng các cột vào vị trí bu lông chờ neo của móng. Sau khi lắp đặt cố định các cột xong tiến hành lắp đặt các cấu kiện dầm khung, vì kèo mái và cố định chắc chắn bằng bu lông.
Bước 4: Thi công lợp mái
- Tiến hành đặt các tấm tôn mái, máng xối lên khung đã hoàn thiện, điều chỉnh và cố định bằng vít bắn tôn để đảm bảo không có khe hở gây dột.
Quy trình thi công xây tường gạch:
Bước 1: Chuẩn bị
- Lựa chọn kiểu xây, kiểu xếp gạch.
- Tính toán khối lượng nguyên vật liệu, bao gồm số lượng gạch và vữa xây (cát, xi măng) cần thiết cho diện tích cần xây và vận chuyển đến khu vực thi công.
Bước 2: Định vị vị trí xây tường gạch
- Sử dụng máy cân bằng laser để định vị các điểm mốc và vị trí xây tường gạch, sau đó căng dây và dùng dây mực để đánh dấu vị trí xây. Vệ sinh khu vực sạch sẽ.
Bước 3: Trộn vữa.
- Trộn cát, xi măng, nước theo tỉ lệ hợp lý. Sử dụng máy trộn hoặc trộn thủ công đảm bảo hỗn hợp vữa được đồng nhất.
Bước 4: Xây tường
- Trét hồ dầu liên kết gạch với bề mặt bê tông
- Trải lớp vữa dày 15mm-20mm lên lớp hồ dầu vừa trét. Đặt gạch lên vữa, dùng bay gõ nhẹ để chỉnh gạch vào đúng vị trí. Dùng thước ni vô và dây xây để kiểm tra độ ngang bằng và thẳng hàng của hàng gạch đầu tiên.
- Xây tiếp các hàng gạch tiếp theo xếp gạch so le giữa các hàng (xây theo chữ công)
- Đảm bảo mạch vữa đứng trung bình 10mm, mạch vữa nằm dao động từ 8 – 15mm, mạch vữa phải đầy.
- Thường xuyên kiểm tra độ thẳng, phẳng và vuông góc của tường bằng thước và dây dọi.
Bước 5: Vệ sinh và bảo dưỡng
- Dùng chổi bông cỏ vệ sinh tường vừa xây để loại bỏ vữa thừa
- Sau 24h tường khô thì tưới ẩm tường xây liên tục trong 3 ngày, để đảm bảo tường xây đủ nước trong quá trình thủy hóa xi măng.
5. Các yếu tố cấu thành báo giá thi công kết cấu khung nổi
Đội ngũ HTP sẽ cân nhắc tất cả các yếu tố quan trọng dưới đây để đưa ra các giải pháp tối ưu cho dịch vụ thi công kết cấu khung nổi của một công trình:
6. Dự báo các rủi ro phát sinh khi thi công kết cấu khung nổi
Khi thi công kết cấu khung nổi, việc nhận diện và dự báo các rủi ro tiềm ẩn là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn và tiến độ công trình. Dưới đây là các rủi ro phổ biến có thể phát sinh trong quá trình thi công và giải pháp phòng ngừa hiệu quả tương ứng:
7. Kết quả cần đạt và cách kiểm tra thi công kết cấu khung nổi
Trong quá trình thi công kết cấu khung nổi, để đảm bảo công trình vững chắc và an toàn, việc kiểm tra chất lượng thi công cần được thực hiện kỹ lưỡng qua từng giai đoạn với các kết quả cần đạt như sau:
Với quy trình kiểm tra nghiêm ngặt, HTP cam kết mang đến những công trình kết cấu khung nổi bền vững và chất lượng, đảm bảo mọi tiêu chuẩn kỹ thuật đều được tuân thủ chính xác.
8. Quy trình triển khai dịch vụ thi công kết cấu khung nổi
HTP xin gửi đến Quý Khách hàng quy trình triển khai dịch vụ thi công kết cấu khung nổi nhằm giúp Quý Khách hàng nắm rõ thông tin, đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả thi công:
Đội ngũ HTP cam kết cung cấp dịch vụ thi công chuyên nghiệp, đảm bảo công trình bền vững, đúng tiến độ và đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật. HTP luôn chú trọng đến từng chi tiết trong quá trình thi công, từ thiết kế đến hoàn thiện, nhằm mang đến những công trình bền vững, đúng tiến độ và sự hài lòng tuyệt đối cho Quý Khách hàng.
9. Một số giải pháp thi công kết cấu khung nổi hiện đại
9.1. Giải pháp thi công sàn không dầm:
Đây là phương pháp hiện đại trong xây dựng, phương pháp này sử dụng kết cấu hộp rỗng và lưới thép để thay thế hoàn toàn cho các dầm ngang và dọc như trong các loại sàn bê tông truyền thống.
Ưu điểm của giải pháp này là giúp giảm thời gian thi công, tiết kiệm vật liệu, khả năng chịu lực tốt, không hạn chế vị trí xây tường và dễ dàng thực hiện các hệ thống điện nước. Tuy nhiên, cần lưu ý kỹ thuật và giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công để tránh các lỗi như đẩy nổi hay rỗ đáy sàn.
9.2. Giải pháp xây nhà GUBEAM:
GUBEAM là một giải pháp xây dựng hiện đại sử dụng kết cấu thép bọc bê tông cốt thép. Giải pháp này mang lại nhiều ưu điểm nổi bật: kết cấu Gubeam có độ bền cao và khả năng chịu tải tốt, có tính ổn định cao, giúp giảm biến dạng và duy trì hình dạng công trình theo thời gian.
Bên cạnh đó, khả năng tối ưu hóa chi phí và thời gian thi công. Các thành phần của kết cấu được sản xuất sẵn, cho phép lắp ráp nhanh chóng, giảm thiểu thời gian tại công trình.
9.3 Công nghệ thiết kế và mô hình thông tin Công trình (BIM)
Ứng dụng: BIM giúp tạo ra mô hình 3D của công trình, bao gồm cả kết cấu khung nổi. Các kỹ sư và kiến trúc sư có thể làm việc cùng nhau để phát hiện và giải quyết vấn đề trước khi thi công thực tế.
BIM giúp tăng cường độ chính xác, tối ưu hóa thiết kế, giảm thiểu sai sót trong thi công và kiểm soát tài nguyên hiệu quả. Hệ thống BIM còn giúp dự đoán các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công kết cấu khung nổi.
10. Lợi thế cạnh tranh của HTP về thi công kết cấu khung nổi
HTP tự hào là đối tác tin cậy trong lĩnh vực thi công kết cấu khung nổi, mang đến cho khách hàng những lợi thế vượt trội nhờ năng lực và kinh nghiệm:
11. Một số câu hỏi thường gặp và giải đáp về thi công kết cấu khung nổi
Câu hỏi: Thời gian hoàn thành thi công phần khung nổi là bao lâu?
Trả lời: Thời gian thi công phần thô phụ thuộc vào quy mô và thiết kế công trình. Đối với nhà ở 2-3 tầng, thời gian thường từ 2-3 tháng. Với các công trình lớn hoặc yêu cầu kỹ thuật đặc biệt, thời gian có thể dài hơn.
HTP sẽ cung cấp đến Quý Khách hàng kế hoạch chi tiết về tiến độ theo các mốc thời gian của từng giai đoạn, hạng mục như cột, dầm, sàn và tường,..
Câu hỏi: Có thể thay đổi thiết kế hoặc vật liệu trong quá trình thi công không?
Trả lời: Có thể thay đổi, nhưng cũng cần tuân thủ quy trình để không ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình. HTP sẽ làm việc cùng kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu để đảm bảo tính khả thi và tính toán các điều chỉnh cần thiết.
Mọi thay đổi sẽ được lập thành phụ lục hợp đồng và trình bày rõ ràng về chi phí và thời gian bổ sung với Quý Khách hàng.
Câu hỏi: Có phát sinh chi phí nào khác ngoài dự án không?
Trả lời: HTP hạn chế tối đa chi phí phát sinh, tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chi phí có thể phát sinh do thay đổi yêu cầu thiết kế hoặc vật liệu từ phía Quý Khách hàng (ví dụ, Quý Khách hàng muốn thay đổi loại vật liệu cao cấp hơn hoặc điều chỉnh thiết kế so với ban đầu).
Mọi chi phí phát sinh sẽ được thông báo trước, kèm theo lý do và bảng dự toán bổ sung. Công ty cam kết chỉ tiến hành khi nhận được sự đồng ý của Quý Khách .
Câu hỏi: Công ty có cung cấp bảo hành cho phần khung nổi không?
Trả lời: Công ty cam kết cung cấp dịch vụ bảo hành cho phần khung nổi của công trình theo các điều khoản trong hợp đồng. Thông thường, thời gian bảo hành cho phần thô kéo dài từ 12 đến 24 tháng, tùy thuộc vào quy mô và loại công trình. HTP luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào của các nội dung công việc đã thực hiện ạ.
Câu hỏi: Thi công có ảnh hưởng đến nhà lân cận không?
Trả lời: HTP sử dụng thiết bị giảm tiếng ồn, lưới che bụi và thi công đúng giờ để hạn chế tối đa ảnh hưởng. Mọi sự cố sẽ được phối hợp xử lý nhanh chóng. Đồng thời, công ty sẽ thông báo trước về tiến độ thi công và phối hợp xử lý nếu có sự cố, đảm bảo trách nhiệm nếu xảy ra bất kỳ vấn đề nào.
Thi công kết cấu khung nổi nền tảng vững chắc cho mọi công trình. HTP cam kết cung cấp dịch vụ thi công kết cấu khung nổi chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo tính bền vững và ổn định cho công trình. Chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng thi công, an toàn công trình và tiến độ đúng kế hoạch. Đội ngũ giàu kinh nghiệm HTP sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ tận tâm trong mọi giai đoạn, đảm bảo mang đến sự hài lòng nhất tới Quý Khách hàng.
Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với HTP theo số hotline 0938 300 468 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất!