Dịch Vụ Thi Công Bảo Vệ Tổng Thể Bảo Vệ Toàn Diện Công trình
Dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể không chỉ giúp công trình tránh khỏi các tác động của môi trường mà còn nâng cao hiệu quả sử dụng lâu dài. HTP cung cấp các giải pháp toàn diện, từ chống nóng tường, mái nhà đến phim cách nhiệt, giúp bảo vệ cả bên ngoài và bên trong công trình. Chúng tôi cam kết mang lại dịch vụ thi công hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo công trình đạt được tính thẩm mỹ và sự vững chắc.
1. Thông tin cơ bản về dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
1.1 Thi công bảo vệ tổng thể là gì?
Dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể là giải pháp toàn diện giúp bảo vệ công trình xây dựng khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài. Với các biện pháp kỹ thuật và sử dụng vật tư chuyên dụng, dịch vụ bảo vệ công trình tối ưu trước các yếu tố tự nhiên như nắng nóng, mưa bão, độ ẩm cao hay thậm chí là các yếu tố sinh học như nấm mốc.
Cụ thể, các hạng mục chính trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể bao gồm: thi công chống nóng mái nhà, chống nóng tường, bao che công trình, lắp đặt giàn giáo, phim cách nhiệt và tư vấn phong thủy,…
Mục tiêu của thi công bảo vệ tổng thể đó là đảm bảo, cải thiện độ bền của công trình, giảm thiểu rủi ro, bảo vệ con người khỏi các yếu tố gây hại như nấm mốc, nhiệt độ cao, đồng thời tăng cường tính thẩm mỹ và sự tiện nghi trong suốt quá trình sử dụng công trình.
1.2 Các loại vật tư dùng trong thi công bảo vệ tổng thể
Để thực hiện dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể, cần phải sử dụng các vật liệu chuyên dụng phù hợp với từng hạng mục công trình. Một số loại vật tư phổ biến được sử dụng trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể bao gồm:
– Thi công chống nóng mái nhà: các vật liệu chống nóng như sơn chống nóng (Terraco, Kova, Hoa Việt,…), tấm cách nhiệt mút xốp, bông tấm nhiệt, hoặc các loại tôn pu và ngói Bitum phủ đá sẽ giúp giảm thiểu nhiệt độ và tạo không gian mát mẻ bên trong công trình.
– Thi công bao che công trình: sử dụng mâm giàn giáo, cầu thang giàn giáo và các vật liệu bao che như lưới, bạt che và giàn giáo ringlock giúp bảo vệ công trình khỏi tác động của mưa, gió, bụi bẩn trong quá trình thi công.
– Thi công chống nóng tường và phim cách nhiệt: sử dụng các vật liệu như sơn cách nhiệt, tấm cách nhiệt Takani, tấm XPS, bông khoáng, foam Pu phun cách nhiệt và các loại phim cách nhiệt cao cấp như 3M, LLumar,… để giảm thiểu sự nóng bức và tiết kiệm năng lượng cho công trình.
1.3 Các trang thiết bị cơ bản trong thi công bảo vệ tổng thể
Dưới đây là một số thiết bị cơ bản và trang thiết bị chuyên dụng để quá trình thi công bảo vệ tổng thể được diễn ra một cách hiệu quả và an toàn:
– Máy phun sơn và nhiệt kế hồng ngoại: sử dụng kết hợp máy phun sơn và nhiệt kế hồng ngoại để thi công và kiểm tra nhiệt độ bề mặt sơn đạt tiêu chuẩn.
– Máy tời và xe cẩu: đây là những thiết bị quan trọng trong việc lắp đặt giàn giáo và bao che công trình. Các thiết bị nâng hạ này giúp đội ngũ thi công dễ dàng vận chuyển vật liệu lên cao, bảo đảm an toàn lao động và tiến độ thi công.
– Máy cắt cầm tay, máy khoan và máy sấy nhiệt: những thiết bị này giúp thi công các vật liệu chống nóng cho tường và lắp đặt phim cách nhiệt. Máy cắt cầm tay và máy khoan dùng để cắt, khoan các tấm vật liệu, trong khi máy sấy nhiệt giúp làm mềm và co lại phim cách nhiệt, ôm sát bề mặt kính.
– La bàn phong thủy, thước lỗ ban và máy đo từ trường: đối với những công trình có yêu cầu về phong thủy, các thiết bị này được sử dụng để đo đạc, phân tích và tư vấn các yếu tố phong thủy cho ngôi nhà, đảm bảo sự hài hòa và đem lại tài lộc cho Quý Gia chủ.
Với các vật liệu chuyên dụng và trang thiết bị hiện đại, dịch vụ này không chỉ mang lại sự an toàn và bền vững cho công trình mà còn nâng cao giá trị thẩm mỹ, tạo ra không gian sống tiện nghi và lâu dài
2. Các hạng mục chính trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
2.1 Thi công bảo vệ tổng thể chống nóng mái nhà bằng sơn chống nóng
Thi công chống nóng mái nhà là một trong những công đoạn quan trọng trong dịch vụ bảo vệ tổng thể, giúp ngôi nhà giảm thiểu sự ảnh hưởng của nhiệt độ cao, giữ không gian mát mẻ và tiết kiệm năng lượng. Quy trình thi công bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt mái
– Tiến hành làm sạch bề mặt mái bằng máy rửa áp lực cao, bàn chà để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc và rỉ sét (đặc biệt đối với mái tôn).
– Sau khi làm sạch, để bề mặt được khô hoàn toàn trước khi thi công. Nếu có vết nứt hoặc hư hỏng, cần sửa chữa bằng vật liệu trám chuyên dụng để đảm bảo bề mặt đồng đều và mịn màng.
Lưu ý: khi tiến hành thi công sơn chống nóng mái nhà, nên tiến hành trong điều kiện thời tiết nắng ráo, tránh thi công trong thời tiết ẩm ướt và có mưa vì có thể dẫn đến tình trạng bong tróc và làm giảm chất lượng bề mặt sau khi sơn.
Bước 2: Thi công lớp sơn lót
– Sau khi bề mặt được chuẩn bị, tiến hành khuấy đều lớp sơn lót
– Sơn một lớp lót mỏng để tăng độ bám dính của lớp sơn sau. Lớp lót sẽ được sơn đều bằng cọ, con lăn hoặc máy phun sơn.
– Để lớp lót khô trước khi tiến hành các bước tiếp theo nhằm tăng độ bám dính của lớp sơn chống nóng và bảo vệ bề mặt khỏi kiềm hóa.
Bước 3: Thi công sơn chống nóng
– Sơn chống nóng cần được khuấy đều trước khi thi công để đảm bảo các thành phần trong sơn (hạt gốm, chất kết dính, phụ gia) được phân tán đều.
– Tùy vào yêu cầu của nhà sản xuất, sơn có thể được pha loãng từ 5-10% với nước hoặc dung môi chuyên dụng.
– Lớp sơn đầu tiên sẽ được phủ mỏng và đều lên toàn bộ bề mặt mái. Sau 1-2 giờ, khi lớp sơn đầu tiên khô, tiến hành sơn lớp thứ hai để đảm bảo độ dày tiêu chuẩn và khả năng chống nóng tối ưu.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
– Sau khi hoàn thành lớp sơn thứ hai, kiểm tra kỹ toàn bộ bề mặt để đảm bảo không có vết bong tróc, nứt, bóng nước, không đều màu hoặc bất kỳ khuyết điểm nào sau đó tiến hành xử lý sơn dặm để bề mặt được hoàn thiện đều màu và mịn màng.
– Sau khoảng 24 giờ, sử dụng nhiệt kế hồng ngoại đo nhiệt độ bề mặt sau khi sơn khô hoàn toàn để so sánh nhiệt độ bề mặt trước khi thi công và đánh giá hiệu quả của công việc. Lưu ý nên thực hiện bước đo đạc trong khoảng thời gian từ 11h – 14h khi thời tiết nắng gắt nhất trong ngày.
2.2 Thi công bảo vệ tổng thể chống nóng vách kính
Quy trình thi công chống nóng vách kính bao gồm các bước chi tiết sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu
– Trước khi thi công, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyên dụng như dao rọc giấy, thước đo, bình xịt nước, gạt kính, khăn mềm và máy sấy nhiệt. Vật liệu chính: phim cách nhiệt chất lượng, có khả năng chống nóng, cản tia UV và giảm chói (các thương hiệu uy tín: 3M, LLumar, Solarzone, Classic,…) và dung dịch bôi trơn dán phim chuyên dụng (DDVS 16).
– Đo diện tích kính cần dán phim cách nhiệt để ước lượng được số vật tư phim, tránh thiếu hoặc thừa gây tốn kém chi phí.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt kính
– Bề mặt kính cần được làm sạch hoàn toàn bằng dung dịch vệ sinh kính chuyên dụng và khăn mềm.
– Loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn và các tạp chất khác bám trên bề mặt kính. Chú ý không làm trầy xước kính vì sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và bám dính của lớp phim vào mặt kính.
– Dùng khăn mềm sạch để lau khô bề mặt kính trước khi thi công dán phim.
Bước 3: Dán phim cách nhiệt lên kính
– Dùng thước đo đạc kích thước ô kính cần dán, dùng dao rọc giấy cắt tấm phim cách nhiệt đúng với kích thước đã đo
– Dùng bình xịt phun đều một lớp dung dịch nước bôi trơn DDVS 16 lên bề mặt kính, giúp tạo độ trơn, dễ dịch chuyển miếng phim khi cần điều chỉnh vị trí.
– Nhẹ nhàng bóc lớp bảo vệ của phim, đồng thời xịt nước bôi trơn lên mặt keo để tránh keo dính trước khi điều chỉnh.
– Đặt phim cách nhiệt lên bề mặt kính đã xịt dung dịch bôi trơn, điều chỉnh tấm phim phủ toàn bộ mặt kính vào đúng vị trí.
– Dùng gạt kính hoặc dụng cụ chuyên dụng để gạt từ giữa ra các mép, loại bỏ nước bôi trơn và bọt khí giữa kính và phim. Trong quá trình gạt xịt thêm nước có pha xà phòng lên bề mặt tấm phim để gạt được dễ dàng hơn và tránh gây trầy xước bề mặt tấm phim do lực ma sát của gạt kính.
– Dùng dao rọc giấy cắt tỉa phần phim thừa (nếu có), đảm bảo phim vừa khít với khung kính.
– Sử dụng máy sấy nhiệt để làm mềm tấm phim để dán những chỗ kính bo cong hoặc làm khô tấm phim để làm tăng độ bám dính của tấm phim vào bề mặt kính.
– Sau khi đo đạc và cắt phim đúng kích thước, phun dung dịch bôi trơn lên bề mặt kính để giúp dễ dàng di chuyển và điều chỉnh tấm phim. Phim cách nhiệt sẽ được bóc lớp bảo vệ và nhẹ nhàng đặt lên kính, sau đó dùng gạt kính để loại bỏ bọt khí và nước thừa, đảm bảo bề mặt phim dính chặt và mịn màng. Những phần phim thừa sẽ được cắt bỏ gọn gàng, vừa vặn với khung kính.
Bước 4: Kiểm tra và nghiệm thu
– Dùng khăn khô lau sạch các mép kính, kiểm tra toàn bộ bề mặt kính để đảm bảo không có bọt khí, nếp nhăn hay các khuyết điểm khác. Nếu phát hiện vấn đề, sử dụng gạt kính hoặc máy sấy nhiệt để xử lý.
– Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, tiến hành nghiệm thu và bàn giao công trình cho Quý Khách hàng.
3. Quy trình triển khai dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
Để đảm bảo dịch vụ diễn ra suôn sẻ và đạt chất lượng, HTP triển khai thi công dịch vụ bảo vệ tổng thể theo quy trình làm việc dưới đây:
Với quy trình thi công rõ ràng và chặt chẽ, HTP cam kết mang đến một công trình bảo vệ bền vững, đảm bảo tiến độ và tối ưu chi phí.
4. Quản lý rủi ro và kết quả cần đạt trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
Quản lý rủi ro và kết quả là bước quan trọng trong quá trình thi công bảo vệ tổng thể để hạn chế các tác động tiêu cực, đảm bảo công trình thực hiện đúng tiêu chuẩn, đạt chất lượng, hiệu quả tối ưu:
4.1 Dự báo các rủi ro phát sinh trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
4.2 Kết quả cần đạt và cách kiểm tra dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
Việc dự báo và xử lý kịp thời các rủi ro giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi, tránh những gián đoạn và chi phí phát sinh ngoài dự kiến.
5. Các yếu tố cấu thành để báo giá dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
Để đưa ra báo giá chính xác cho dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể, cần xem xét các yếu tố như vật liệu, phương pháp thi công và thời gian thực hiện,…
HTP cung cấp báo giá minh bạch, hợp lý và cạnh tranh, giúp Quý Khách hàng nắm rõ chi phí và lựa chọn giải pháp tối ưu cho công trình của mình.
6. Lợi thế cạnh tranh của HTP trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
HTP sở hữu nhiều lợi thế trong lĩnh vực thi công bảo vệ tổng thể, từ đội ngũ thi công chuyên nghiệp đến công nghệ hiện đại và vật liệu chất lượng, uy tín:
– Sử dụng các vật liệu bảo vệ công trình hiện đại, cao cấp như vật liệu cách nhiệt, chống cháy hoặc công nghệ nano để tăng hiệu quả bảo vệ và kéo dài tuổi thọ công trình
– Đội ngũ thợ thi công có tay nghề cao và chuyên môn sâu về các phương pháp bảo vệ công trình
– Cung cấp các chính sách bảo hành lâu dài, bảo trì định kỳ và hỗ trợ kỹ thuật sau thi công
– Cung cấp dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể từ A-Z và có khả năng xử lý các vấn đề phức tạp
– Tiến độ thi công nhanh chóng
– Thi công bằng các vật liệu và quy trình thi công thân thiện với môi trường
Với thế mạnh kinh nghiệm và tinh thần làm việc trách nhiệm, HTP tự hào mang đến cho khách hàng những giải pháp bảo vệ công trình hiệu quả, tiết kiệm và bền vững.
7. Một số hình ảnh thực tế trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế về các giải pháp thực tiễn – mái nhà xanh trong thi công bảo vệ tổng thể:
Mái nhà xanh (Green Roof) là giải pháp giúp giảm ngập, trồng rau sạch ngay trên mái nhà, làm mát nhà, giảm nhiệt độ cho cả ngôi nhà. Nếu chuyển được nước mưa xuống các hầm xử lý nước dưới mặt đất qua hệ thống ống nước rồi nối vào các phòng vệ sinh để dùng cho vệ sinh thì sẽ tiết kiệm được lượng nước đáng kể.
8. Một số câu hỏi thường gặp trong dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể
Câu hỏi: Tại sao cần phải chống nóng cho tường hoặc mái nhà?
Trả lời: Chống nóng giúp giảm nhiệt độ trong nhà, tiết kiệm năng lượng cho điều hòa và bảo vệ công trình khỏi sự xuống cấp nhanh chóng do tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Từ đó, giúp duy trì không gian sống thoải mái hơn và giảm chi phí sử dụng năng lượng.
Câu hỏi: Quy trình thi công mất bao lâu?
Trả lời: Thời gian thi công sẽ tùy thuộc vào phạm vi công trình và loại dịch vụ cụ thể. Đối với các công trình nhỏ như thi công sơn chống nóng, quá trình này có thể kéo dài từ 3-5 ngày. Đối với các công trình lớn hơn, như cách nhiệt toàn diện cho ngôi nhà, quá trình thi công có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào quy mô và độ phức tạp của công trình. Để cụ thể hơn về thời gian thi công của ngôi nhà, công ty sẽ khảo sát khu vực thi công theo yêu cầu của Quý Khách hàng để lên phương án và thống nhất thời gian thi công cụ thể.
Câu hỏi: Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ bảo vệ tổng thể đối với công trình?
Trả lời: Dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể giúp công trình khỏi sự tác động của thời tiết, cải thiện việc sử dụng năng lượng và độ bền của công trình. Bên cạnh đó, dịch vụ cũng giúp giảm bớt phần chi phí bảo trì, tăng giá trị sử dụng và tạo ra một môi trường sống thoải mái hơn cho gia đình.
Câu hỏi: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc lựa chọn vật liệu chống nóng?
Trả lời: Các yếu tố quan trọng bao gồm khả năng cách nhiệt, độ bền, tính thân thiện với môi trường, bề mặt thi công chống nóng và chi phí vật liệu. Khí hậu của khu vực và loại công trình cũng là yếu tố cần được cân nhắc để chọn vật liệu phù hợp nhất.
Câu hỏi: Có thể thi công bảo vệ tổng thể cho ngôi nhà đã hoàn thiện không?
Trả lời: Hoàn toàn có được. Dịch vụ thi công bảo vệ tổng thể hoàn toàn có thể áp dụng cho các công trình đã hoàn thiện. Đặc biệt, với các giải pháp như sơn chống nóng, dán phim cách nhiệt cho kính, hoặc sử dụng vật liệu cách nhiệt cho tường, công ty sẽ thực hiện công việc mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc chính của công trình. Các giải pháp này giúp cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng mà không cần phải thay đổi nhiều về kết cấu ban đầu.
Thi công bảo vệ tổng thể là một giải pháp quan trọng giúp bảo vệ công trình khỏi các tác động của môi trường và thời tiết, giúp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí. Với đội ngũ “Tam Chuyên”, HTP cam kết chất lượng và sự hài lòng của Quý Khách hàng, giúp công trình vận hành ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với HTP theo số hotline 0938 300 468 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất!