Dịch Vụ Thi Công Chống Thấm Trọn Gói HTP Mới Nhất
Dịch vụ thi công chống thấm là bước thiết yếu để bảo vệ công trình khỏi các tác động xấu của thời tiết, môi trường ẩm ướt. Chống thấm đúng cách giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của nước, đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình trong suốt quá trình sử dụng. HTP cung cấp dịch vụ thi công chống thấm chuyên nghiệp, sử dụng vật liệu chất lượng và công nghệ tiên tiến, cam kết mang lại hiệu quả tối ưu cho các công trình.
1. Thông tin cơ bản về dịch vụ thi công chống thấm
1.1. Thi công chống thấm là gì?
Chống thấm là quá trình sử dụng các biện pháp kỹ thuật và vật liệu đặc biệt để ngăn ngừa nước xâm nhập vào các cấu trúc, công trình hoặc bề mặt vật liệu.
Mục tiêu của chống thấm là bảo vệ các kết cấu xây dựng khỏi tác động của nước, ẩm mốc, làm giảm sự hư hỏng, duy trì độ bền và thẩm mỹ của công trình trong suốt thời gian sử dụng. Các biện pháp chống thấm thường được áp dụng cho các khu vực như tường, mái, sàn, hầm, bể nước hoặc các khu vực dễ bị thấm nước.
1.2. Các loại vật tư dùng trong thi công chống thấm
Trong quá trình thi công chống thấm cho các công trình nhà ở, biệt thự, những hạng mục cần chống thấm nhất là: tầng hầm, hố thang máy, sàn toilet, cổ ống, ban công, sàn mái, bể nước,… Các vật liệu chống thấm này thường có nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể của công trình.
Các dạng vật liệu phổ biến bao gồm:
– Dạng lỏng: Vật liệu ở dạng lỏng, có thể quét, phun hoặc lăn lên bề mặt. Các sản phẩm phổ biến bao gồm: Sơn chống thấm Sika RainTite, Jotun Waterguard, Dulux Weathershield, Kova CT-11A, chất chống thấm Sika Latex TH, Sikaproof Membrane, Sikatop 107, BuMaLatex, Proof 668, v.v
– Dạng màng: Vật liệu dạng màng chia thành hai loại chính: màng khò nóng và màng tự dính. Các sản phẩm phổ biến bao gồm:
Màng khò nóng: Lemax, Bitumode, Panda PE, Breiglas, Sika Bituseal, v.v.
Màng tự dính: Autotak, Bitustick, HDPE, SikaBit W-15, Lemax, v.v.
Dạng keo: Vật liệu chống thấm ở dạng đặc, thường được sử dụng để chít mạch hoặc tạo lớp bảo vệ cho các khu vực nhỏ. Các sản phẩm phổ biến bao gồm: Silicone Apollo 500, Keo chít mạch RMS, Keo chống thấm AS-4001SG, Keo PU trương nở, Kasu Japan, Sika Flex 140, v.v.
Dạng bột: Vật liệu chống thấm dạng bột khô, thường dùng cho các công trình yêu cầu độ bền cao. Các sản phẩm tiêu biểu như: Sika Waterproofing Mortar, Sika Grout GP, Bột chống thấm co giãn CT-14, v.v.
Ngoài ra, còn có một số vật tư khác như: Băng cản nước PVC hoặc cao su, băng trương nở, vải thủy tinh, băng keo chống thấm, v.v. Những vật liệu này giúp tăng cường khả năng chống thấm cho các khu vực đặc biệt trong công trình.
1.3 Các trang thiết bị cơ bản trong thi công chống thấm
Để thi công chống thấm cho các hạng mục công trình cần các loại trang thiết bị cơ bản như sau:
– Đối với các vật tư chống thấm dạng lỏng: Cọ quét, con lăn, máy phun sơn áp lực, xô chứa.
– Đối với các vật tư chống thấm dạng màng: Máy khò nhiệt, đèn khò gas, con lăn ép keo, máy hàn màng chống thấm.
– Đối với các vật tư chống thấm dạng keo: Súng bắn keo 1 thành phần, súng bắn keo 2 thành phần, máy bơm hóa chất áp lực cao, kim bơm các loại (Kim chóp nhựa, kim mũi nhựa, kim nhựa mũi sắt, kim sắt, kim sắt lõi nhựa).
– Đối với các vật tư chống thấm dạng bột: Dao trét, bay trét, xô chứa, máy khuấy.
– Ngoài ra còn có một số thiết bị hỗ trợ dùng để đo lường và kiểm tra khi thi công như: Máy đo độ ẩm, nhiệt kế hồng ngoại, máy đo độ dày lớp phủ.
2. Các biện pháp thi công chống thấm cơ bản
Có nhiều biện pháp thi công chống thấm khác nhau, tùy thuộc vào từng loại công trình và môi trường sử dụng. Việc áp dụng phương pháp phù hợp sẽ giúp đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu.
2.1 Thi công chống thấm tầng hầm, hố thang máy:
Xử lý chống thấm trước khi đổ bê tông:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu: Băng cản nước (waterstop) PVC hoặc cao su, phụ gia chống thấm như Sika Plastocrete N, CT-11B hoặc các loại phụ gia chống thấm trộn vào bê tông khác.
Bước 2: Lắp đặt băng cản nước
Sau khi thi công ván khuôn và cốt thép sàn và vách tầng hầm xong, tiến hành lắp đặt băng cản nước vào các vị trí mạch ngừng nơi tiếp giáp giữa sàn và vách, mạch ngừng giữa các lần đổ bê tông hoặc khe co giãn.
Sử dụng dây thép (dây kim loại) để cố định các lỗ nhỏ trên băng cản nước vào khung cốt thép. Cố định băng cản nước không xê dịch trong quá trình đổ bê tông. Mỗi mét băng cản nước cần được cố định tại ba điểm.
Bước 3: Trộn bê tông có phụ gia chống thấm.
Bê tông sẽ được trộn tại trạm trộn hoặc ngay tại công trường. Phụ gia chống thấm sẽ được thêm trực tiếp vào trong quá trình trộn. Thời gian trộn tối thiểu là 5-7 phút để đảm bảo phụ gia phân bố đều trong hỗn hợp bê tông.
Bước 4: Tiến hành đổ bê tông.
Đổ bê tông liên tục từ một đầu sang đầu kia của khu vực thi công, tránh để xảy ra gián đoạn. Sử dụng đầm dùi để đảm bảo bê tông được đầm kỹ, không có lỗ rỗng và đảm bảo bê tông bao phủ kín băng cản nước.
Trong quá trình đổ bê tông, cần lưu ý không để áp lực đổ quá mạnh, tránh làm xê dịch hoặc biến dạng băng cản nước.
Bước 5: Bảo dưỡng bê tông.
Sau khi đổ bê tông, tiến hành bảo dưỡng ngay lập tức bằng cách phun nước và phủ bao bố ẩm. Thời gian bảo dưỡng từ 7-14 ngày để đảm bảo bê tông đạt cường độ và tránh nứt co ngót.
Xử lý chống thấm sau khi đổ bê tông:
Chống thấm bằng chất chống thấm dạng lỏng như: Sikaproof Membrane, Sika Top 107,…
Bước 1: Kiểm tra, vệ sinh bề mặt bê tông.
Loại bỏ bụi, dầu mỡ, vữa thừa và các tạp chất khác. Tiếp đến, trám các vết nứt, lỗ rỗng bằng vữa chống thấm chuyên dụng hoặc xử lý bằng kim bơm chống thấm. Kiểm tra độ ẩm bê tông thích hợp khoảng 5% trước khi thi công lớp chống thấm.
Bước 2: Tiến hành chống thấm.
Pha vật liệu chống thấm theo tỉ lệ của nhà sản xuất.
Sử dụng cọ, con lăn hoặc máy phun sơn áp lực để quét/lăn hoặc phun trực tiếp chất chống thấm lên trên bề mặt bê tông. Chờ lớp trước khô mặt trước khi thi công các lớp tiếp theo (khoảng 2-4 giờ) cho mỗi lớp.
Bảo vệ lớp chống thấm trong 24-48 giờ để đảm bảo đông cứng hoàn toàn, trước khi thi công các công tác hoàn thiện tiếp theo.
Chống thấm bằng màng khò chống thấm:
Bước 1: Kiểm tra, vệ sinh bề mặt bê tông.
Loại bỏ bụi, dầu mỡ, vữa thừa và các tạp chất khác. Trám các vết nứt, lỗ rỗng bằng vữa chống thấm chuyên dụng hoặc xử lý bằng kim bơm chống thấm. Kiểm tra độ ẩm bê tông thích hợp khoảng 5% trước khi thi công màng khò chống thấm.
Bước 2: Đo và cắt màng khò chống thấm:
Sau khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt, tiến hành đo bề mặt kết cấu, đo cắt và trải bề mặt màng chống thấm lên bề mặt. Cắt các mép nối chồng lên nhau khoảng 50-100mm.
Bước 3: Quét lớp lót:
Để tăng bề mặt bám dính giữa bề mặt và màng khò. Dùng chổi, con lăn hoặc máy phun để quét đều lớp lót lên bề mặt kết cấu. Sử dụng lớp bitum hoặc primer chuyên dụng. Đợi lớp lót khô và tiến hành bước tiếp theo.
Bước 4: Thi công màng khò chống thấm:
Dùng đèn khò gas để làm nóng mặt dưới của màng và bề mặt bê tông. Khi lớp màng nóng chảy, ấn mạnh màng xuống bề mặt để tạo sự bám dính. Khò và di chuyển liên tục để đảm bảo lớp màng được nung chảy đều. Chồng các mép của tấm màng khò và khò kỹ để mối nối bám dính tốt, không tạo khe hở.
Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu:
Tiến hành ngâm nước hoặc xịt nước áp lực để kiểm tra khả năng chống thấm, đảm bảo không có hiện tượng rỉ nước hoặc bong tróc. Nếu có lỗi, dùng đèn khò để sửa hoặc vá bằng tấm mới ở khu vực bị lỗi.
2.2. Quy trình thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt.
Đục mở rộng cổ ống và vệ sinh sạch sẽ bằng bàn chải sắt, cọ, chổi loại bỏ mọi vụn bê tông trên bề mặt đã đục. Đặt ván khuôn bên dưới khu vực quanh cổ ống vừa đục, bịt kín để vữa không chảy xuống tầng dưới khi thi công.
Cắt sẵn 1 đoạn thanh trương nở bằng chu vi cổ ống.
Bước 2: Quét Sika Latex TH.
Quét 1 lớp kết nối bám dính Sika Latex TH đã trộn cùng xi măng theo tỷ lệ chuẩn vào khu vực cổ ống và xung quanh cổ ống.
Bước 3: Trộn vữa chảy không co ngót Sika Grout.
Tiến hành trộn vữa chảy không co ngót Sika Grout theo tỉ lệ. Sau khi trộn xong, rót vữa vào hộc khu vực cổ ống, dừng lại khi đạt đến cao độ của thép sàn.
Sử dụng bay để đầm nhẹ, giúp vữa lấp đầy các khoảng trống một cách dễ dàng và đều đặn.
Tiếp theo, quấn thanh trương nở quanh chu vi cổ ống, đảm bảo thanh trương nở được nối chắc chắn và ôm khít cổ ống.
Sau khi hoàn tất, tiếp tục đổ vữa chảy không co ngót Sika Grout để lấp đầy toàn bộ cổ ống. Để vữa khô và đóng rắn trong khoảng 24 giờ trước khi tiến hành các công tác tiếp theo.
Lựa chọn biện pháp thi công chống thấm phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả sự xâm nhập của nước, bảo vệ công trình và nâng cao tuổi thọ sử dụng.
3. Quy trình triển khai dịch vụ thi công chống thấm
Quy trình thi công chống thấm cần được thực hiện một cách bài bản, từ khảo sát thực tế đến lắp đặt vật liệu và kiểm tra chất lượng. Dưới đây là quy trình làm việc và triển khai dịch vụ thi công chống thấm tại HTP:
Một quy trình thi công bài bản sẽ giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả chống thấm lâu dài, mang lại sự an tâm cho chủ đầu tư và người sử dụng.Một quy trình thi công bài bản sẽ giúp đảm bảo chất lượng và hiệu quả chống thấm lâu dài, mang lại sự an tâm cho chủ đầu tư và người sử dụng.
4. Quản lý rủi ro và kết quả cần đạt trong thi công chống thấm
Trong quá trình thi công chống thấm, không thể tránh khỏi các rủi ro phát sinh. Vì vậy, việc dự báo và quản lý rủi ro là rất quan trọng để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình:
4.1 Dự báo các rủi ro phát sinh trong quá trình thi công chống thấm
4.2 Kết quả cần đạt và cách kiểm tra thi công chống thấm
Quản lý rủi ro hiệu quả và đạt được kết quả thi công chống thấm đạt chuẩn sẽ giúp công trình bền vững hơn, tránh được các sự cố đáng tiếc về lâu dài.
5. Các yếu tố cấu thành để báo giá dịch vụ thi công chống thấm
Giá dịch vụ thi công chống thấm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm diện tích thi công, vật liệu sử dụng và độ khó của công trình. Hiểu rõ các yếu tố này giúp chủ đầu tư dự toán chi phí chính xác.
Việc tính toán các yếu tố cấu thành báo giá giúp chủ đầu tư nắm bắt chi phí cụ thể, từ đó có sự chuẩn bị tài chính hợp lý và lựa chọn dịch vụ phù hợp.
6. Lợi thế cạnh tranh của HTP trong thi công chống thấm
HTP tự hào sở hữu nhiều lợi thế cạnh tranh trong dịch vụ thi công chống thấm, từ đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp đến quy trình làm việc chuẩn mực:
– Sử dụng vật liệu chất lượng cao: chọn lựa các vật liệu chống thấm có thương hiệu, độ bền và hiệu quả đã được kiểm chứng; vật liệu có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng.
– Đội ngũ giám sát, nhân viên thi công có chuyên môn, tay nghề cao.
– Luôn cung cấp các giải pháp thi công tối ưu chi phí mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
– Chế độ bảo hành dài hạn.
Lợi thế này giúp HTP không chỉ đáp ứng được yêu cầu khắt khe của Quý Khách hàng mà còn tạo dựng được niềm tin vững chắc trong ngành thi công chống thấm.
7. Một số hình ảnh thực tế trong thi công chống thấm
– Hệ thống màng Sika chống thấm được thiết kế để chịu được sự tiếp xúc và ứng suất khắc nghiệt như mức áp suất nước cao, nước ngầm có tính ăn mòn chứa hóa chất, lực tĩnh không bằng phẳng do lún hoặc nâng lực động đất. Hệ thống có thể được ứng dụng các khu vực dưới mặt đất, tầng hầm và các kết cấu bê tông khác.
– Thi công chống nứt của bê tông, chống thấm cho mạch ngừng, các vết rò rỉ nước, các bể ngầm và bể xử lý nước thải bằng kim bơm keo.
Các hình ảnh này không chỉ chứng minh năng lực thi công của HTP mà còn khẳng định cam kết của chúng tôi về chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của thi công chống thấm trong các công trình xây dựng.
8. Một số câu hỏi thường gặp trong thi công chống thấm
Câu hỏi: Chống thấm có bền lâu không?
Trả lời: Nếu thi công chống thấm đúng kỹ thuật, sử dụng vật liệu chất lượng, và thực hiện tốt việc sử dụng, bảo trì, thời gian chống thấm có thể lên đến 10-20 năm về độ bền. Tuy nhiên, thời gian này cũng tùy thuộc vào yếu tố khác như độ bền của cấu kiện lớp chống thấm phủ lên.
Câu hỏi: Tại sao công trình cũ bị thấm?
Trả lời: Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc không chống thấm ngay từ đầu, sử dụng vật liệu không phù hợp, hoặc thi công sai kỹ thuật. Ngoài ra, các yếu tố như thời tiết, lão hóa vật liệu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thấm. Để xác định nguyên nhân cụ thể hơn HTP sẽ xin phép Quý Khách hàng khảo sát vị trí thấm của công trình để biết rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý thấm phù hợp.
Câu hỏi: Nếu chống thấm lại có ảnh hưởng đến công trình không?
Trả lời: Công ty có các giải pháp chống thấm mới, thi công không xâm lấn, đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu và kiến trúc ngôi nhà của Quý Khách hàng.
Câu hỏi: Vật liệu chống thấm này có độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Trả lời: Các vật liệu chống thấm HTP sử dụng đều được lựa chọn kỹ lưỡng từ những thương hiệu uy tín trên thị trường như Sika, Mapei, Kova…. Những vật liệu này đã được kiểm định chất lượng và đạt các tiêu chuẩn về an toàn. Nếu anh/chị cần công ty sẵn sàng cung cấp các thông tin về các chứng nhận an toàn của sản phẩm.
Câu hỏi: Làm thế nào để giữ bề mặt chống thấm được bền?
Trả lời: Để đảm bảo lớp chống thấm đạt hiệu quả tối ưu và bền lâu, Quý Khách hàng cần thường xuyên kiểm tra định kỳ bề mặt chống thấm, vệ sinh bề mặt sạch sẽ tránh để rêu mốc, bụi bẩn bám lâu ngày. Không để vật nặng hoặc sắc nhọn gây tổn hại bề mặt.
Dịch vụ thi công chống thấm của HTP không chỉ giúp bảo vệ công trình khỏi các yếu tố tác động từ môi trường, mà còn nâng cao tuổi thọ và hiệu quả sử dụng của các công trình xây dựng. Với đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề, vật liệu đạt chuẩn và quy trình thi công khoa học, HTP cam kết mang đến cho Quý Khách hàng những giải pháp chống thấm hiệu quả, bền vững và tiết kiệm chi phí.
Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với HTP theo số hotline 0938 300 468 để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất!