Lợp ngói trên mái bê tông là một phương pháp xây dựng phổ biến, kết hợp giữa nền bê tông vững chắc và lớp ngói thẩm mỹ. Quá trình thi công này đảm bảo độ bền cao, khả năng chống thấm tốt và tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý Gia chủ hiểu hơn về phương pháp xây dựng này và quy trình thực hiện đúng chuẩn.
Mục lục
1. Lợp ngói trên mái bê tông là gì?
Lợp ngói trên mái bê tông được hiểu là phương pháp xây dựng mái kết hợp giữa bê tông và các lớp ngói. Quá trình này bao gồm nhiều bước từ việc đổ một lớp bê tông lên mái và sau đó là gắn từng viên ngói lên bề mặt bê tông một cách đúng kỹ thuật, đảm bảo mái nhà bền vững, và có tính thẩm mỹ cao.
2. Cấu tạo của loại mái bê tông lợp ngói
Để đảm bảo mái ngói bê tông được bền vững, có tính thẩm mỹ cao thì người thợ phải đảm bảo thiết lập đầy đủ các thành phần quan trọng sau đây:
– Cốt thép: Là khung cốt thép, được kết hợp với bê tông xi măng để tạo nên bộ đôi vật liệu xây dựng bê tông cốt thép có độ bền và ổn định cao.
– Trần bê tông: Thường được lựa chọn cho các công trình cao cấp, giúp tăng cường khả năng chịu lực và tính thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay, người ta ưa chuộng loại bê tông mác 200 hoặc mác 300 để thi công.
– Gachmat chống nóng, lớp lưới gia cường (sử dụng khi lựa chọn loại ngói dán đất nung): Đối với những mái nhà lựa chọn ngói đất nung, thường sẽ thi công thêm lớp gachmat giúp tăng khả năng chống nóng và cách nhiệt tốt, giúp tạo ra không gian sống và làm việc thoải mái.
– Lớp xi măng chuyên dụng: Đây là thành phần quan trọng, được phủ lên bề mặt mái để tạo độ phẳng giúp mái được thi công dễ dàng và nhanh chóng hơn.
– Lớp keo chống thấm (Ngói bitum phủ đá): Sử dụng lớp này để tăng khả năng chống thấm nước.
– Lớp ngói: Quý Gia Chủ tùy chọn loại ngói phù hợp với thiết kế và mức ngân sách cho phép của mình.
3. Lợp ngói trên mái bê tông có tốt không?
Vậy sử dụng ngói bê tông có thật sự tốt không? Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của loại ngói này:
3.1 Ưu điểm
Hiện nay, việc lợp ngói mái bê tông đang là phương pháp xây dựng mái nhà được nhiều Quý Gia chủ yêu thích nhờ những ưu điểm vượt trội như sau:
– Cấu tạo của mái ngói bê tông bao gồm nhiều thành phần hình thành nên, giúp tăng độ bền vững, khả năng chống thấm, chống nóng và vẻ đẹp cho ngôi nhà.
– Ngăn ngừa được những trường hợp trộm đột nhập vào nhà thông qua việc phá ngói như kiểu mái ngói truyền thống.
– Bê tông là vật liệu không cháy, khả năng này giúp ngăn chặn sự lan rộng của ngọn lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
3.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, lợp ngói trên mái bê tông còn tồn tại một số khuyết điểm cần có biện pháp cải thiện như sau:
– Việc xây dựng ngói bê tông thường tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi người thợ có chuyên môn cao. Quá trình thi công cần diễn ra cẩn thận, đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, tránh thường hợp mái nhà bị co ngót và khi gặp thời tiết bất lợi có thể xuất hiện tình trạng nứt hay thấm dột.
– Mái ngói bê tông có khả năng tản nhiệt khá kém, khiến không gian trong nhà dễ bị nóng khi mùa hè đến. Do đó, khi thi công loại mái nhà này thì cần có biện pháp thông gió và tản nhiệt phù hợp.
– Ngoài ra, vấn đề tốn kém chi phí và trọng lượng cao của mái bê tông cũng cần lưu ý trước khi lựa chọn.
4. Quy trình lợp ngói trên mái bê tông chuẩn chất lượng
Quá trình lợp ngói trên mái bê tông khá phức tạp và tốn kém chi phí, vì vậy chủ đầu tư cần thuê đội ngũ công nhân có kỹ thuật tay nghề cao và đảm bảo thực hiện các bước đầy đủ và đúng chuẩn như sau:
Bước 1: Lăn keo chống thấm
Đầu tiên cần lăn 2 đến 3 lớp keo chống thấm khắp bề mặt thi công. Cần lựa chọn loại keo chất lượng, có hệ số chống thấm tốt. Chúng ta thực hiện lăn từ trên xuống dưới và từ trái qua phải, trước khi lăn lớp keo thứ 2 cần đợi lớp đầu khô ráo từ 2 đến 4 giờ.
Hiện nay trên thị trường, có 2 loại keo bitum chống thấm được sử dụng phổ biến là loại gốc dầu và gốc nước. Loại gốc dầu vượt trội hơn về khả năng chống thấm nhưng chứa thành phần độc hại và dễ bắt lửa, còn loại gốc nước thì không.
Bước 2: Xác định vị trí dán ngói:
Dùng thước đo để xác định, đo lường vị trí lợp ngói và số lượng ngói cần thiết. Sau đó, dùng búng mực để kẻ các đường lợp ngói cụ thể. Điều này giúp người thợ dễ dàng đặt ngói một cách đều hàng và thẩm mỹ hơn.
Bước 3: Đóng đường chân
Đường chân ở đây thường là lớp ngói nằm ở mép dưới cùng của mái ngói. Các bước thực hiện như sau:
– Đầu tiên, ta dùng thước và dây căng để đo và đánh dấu vị trí đường chân trên bề mặt tường hoặc mép mái.
– Đặt các viên ngói dọc theo đường kẻ đã xác định trước đó, bắt đầu từ viên ngoài cùng và liên tục cho đến khi phủ hết đường chân. Cố định bằng đinh chuyên dụng, nên cắt ngói ở đường chân ngắn hơn so với chiều dài cơ bản của tấm ngói.
– Lưu ý, dãy ngói ở đường chân phải lệch pha so với dãy ngói đầu tiên.
Bước 4: Dán ngói ở vị trí mái phẳng liên tục
Sau khi hoàn thành đường chân, chúng ta bắt đầu gắn ngói lên bề mặt bê tông như sau:
– Lắp dãy ngói đầu tiên sát đường biên và lệch pha so với đường chân.
– Ở lớp thứ 2 cũng vậy, lệch pha với lớp 1 và đúng vân của ngói. Thực hiện tương tự ở các lớp còn lại cho đến khi bao phủ hết mái nhà.
Bước 5: Xử lý các vị trí đặc biệt
Vị trí giao thủy: Giao thủy được hiểu là phần tiếp giáp giữa hai mái ngói trên mái nhà, thường nằm ở đỉnh mái hoặc ở các góc giao nhau của mái. Đây là vị trí dễ bị nước xâm nhập, nên cần được thi công cẩn thận để tăng độ bền và thẩm mỹ cho ngôi nhà.
– Thực hiện việc phủ màng keo ở cả hai bên giao thuỷ với khoảng cách không nhỏ hơn 250mm (việc phủ màng keo trên một hoặc cả hai mặt phụ thuộc vào điều kiện thực tế).
– Thực hiện thi công dán ngói từ mép mái đến gần vị trí giao thuỷ.
Để xử lý vấn đề thấm nước cho giao thủy, Quý Gia chủ có thể cắt ngói sao cho tâm điểm của giao thuỷ cách biên ngói 50mm để tạo ra đường kênh thoát nước. Điều này áp dụng khi sử dụng màng keo 2 mặt.
Vị trí ốp nóc: Chia đều các phiến để cắt các tấm ốp nóc chuẩn. Lưu ý, với công trình sử dụng loại ngói bitum phủ đá đa tầng thì gắn ốp nóc bằng loại ngói đồng phẳng. Và tấm ốp nóc cuối cùng nên dùng keo để che đi đầu đinh lộ thiên.
Các vị trí đặc biệt khác như giao mái, diềm mái cũng cần được xử lý đúng cách, nếu gặp khó khăn thì Quý Gia chủ có thể trao đổi với chuyên gia hoặc thuê hẳn đội ngũ công nhân có chuyên môn cao để giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Bước 6: Hoàn thiện
– Kiểm tra lại toàn bộ công trình, đặc biệt các vị trí quan trọng như giao thủy, diềm mái, giao mái,…Đánh giá lại xem các viên ngói đã được lắp đặt đúng vị trí chưa, có viên nào vỡ hay hư hỏng không để kịp thời xử lý.
– Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt công trình, loại bỏ vật liệu dư thừa, rác trên mái.
– Lên kế hoạch bảo trì, kiểm tra chất lượng mái nhà sau đó.
– Vệ sinh loại toàn bộ mái ngói sau khi hoàn thành công trình.
5. Lưu ý cần biết khi lợp ngói mái bê tông
Một số lưu ý quan trọng khi lợp ngói mái bê tông như:
– Đảm bảo quy trình lợp mái bê tông được thực hiện đầy đủ và đúng kỹ thuật.
– Phần vữa bê tông cần phải đầm, đảm bảo tỷ lệ nguyên liệu chuẩn, nếu không bên trong sẽ có độ rỗng rất lớn khiến giảm khả năng chịu lực và tăng tính thấm của bề mặt bê tông.
– Có kế hoạch bảo dưỡng, kiểm tra mái bê tông ngay sau khi gia cường bề mặt bê tông.
6. Lợp ngói mái bê tông bền đẹp cùng HTP
Với đội ngũ công nhân có tay nghề cao cùng kinh nghiệm thi công lợp ngói trên mái bê tông lâu năm. HTP luôn tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lợp ngói chuyên nghiệp, uy tín trên thị trường. Cam kết mang đến cho Quý Khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.
Để nhận báo giá lợp ngói mái bê tông, Quý Khách vui lòng liên hệ ngay đến HTP qua hotline 0938300468. Đội ngũ chuyên viên tư vấn HTP rất vinh dự khi được phục vụ Quý Khách hàng.