5 Nhóm Cảm Xúc – Nhóm Phong Cách Thiết Kế Thanh Nhã

Trong nhịp sống đầy vội vã ngày nay, nhiều người đang tìm về sự yên bình qua những không gian sống đơn giản, tinh tế, nơi mỗi chi tiết đều vừa đủ, tinh tế và thể hiện được gu sống riêng của mỗi Gia chủ. Hãy cùng HTP khám phá rõ hơn về nhóm phong cách thiết kế thanh nhã này, từ đặc điểm nhận diện cho đến những gợi ý thiết kế lý tưởng dành riêng cho bạn!

phong-cach-thanh-nha-don-gian-tinh-te
Phong cách thanh nhã thể hiện sự đơn giản, tinh tế qua từng chi tiết

1. Nhóm phong cách thiết kế thanh nhã và cảm xúc mang lại

Nhóm phong cách thiết kế thanh nhã là lối thiết kế nội ngoại thất đề cao sự đơn giản, tinh tế và thanh lịch. Mỗi đường nét, mỗi vật liệu đều được lựa chọn kỹ lưỡng, không rườm rà hay phô trương, mà tập trung vào cảm giác thư giãn và sang trọng tự nhiên.

Khác với phong cách cổ điển mang tính cầu kỳ, hoặc phong cách công nghiệp với nét cá tính mạnh mẽ, thanh nhã chọn cách thể hiện sự sang trọng một cách kín đáo mang lại cảm xúc nhẹ nhàng, nhưng đủ sâu sắc để người ta cảm nhận được giá trị bên trong. Đây chính là vẻ đẹp “giản dị – sang – tinh tế” mà không gian thanh nhã mang lại: “một vẻ đẹp không cần lên tiếng vẫn đủ sức chạm vào cảm xúc”.

phong-cach-thanh-nha-thanh-lich-sang-trong

phong-cach-thanh-nha-thiet-ke-deu-co-ly-do
Phong cách thanh nhã đề cao sự đơn giản, thanh lịch, sang trọng

thanh-nha-dap-ung-cong-nang-tham-my-ben-vung

cong-nang-tham-my-ben-vung
Vẻ đẹp của phong cách thanh nhã đáp ứng đầy đủ công năng – thẩm mỹ – bền vững

2. Những đặc trưng nhận biết của nhóm phong cách thiết kế thanh nhã

Không gian thanh nhã không cần quá nhiều chi tiết để gây ấn tượng. Chính sự tinh giản, có chọn lọc lại là yếu tố khiến nó trở nên thu hút và đáng nhớ. Dưới đây là những đặc điểm cốt lõi giúp bạn dễ dàng nhận ra và cảm nhận một không gian thanh nhã đúng nghĩa:

– Tối giản có chọn lọc, loại bỏ những gì không cần thiết

Một không gian thanh nhã luôn bắt đầu bằng sự tinh gọn. Mỗi vật dụng, đường nét đều có lý do tồn tại. Không có chi tiết thừa, không rườm rà. Chỉ giữ lại những gì thật sự mang lại giá trị sử dụng hoặc cảm xúc, tất cả tạo nên một tổng thể gọn gàng, dễ thở và thư thái.

phong-cach-thanh-nha-gon-gang-tinh-te

giu-lai-khong-gian-nhe-nhang-thu-thai
Những chi tiết thừa loại bỏ chỉ giữ lại không gian nhẹ nhàng, thư thái, gọn gàng
phong-cach-thiet-ke-thanh-nha-htp
Từng đường nét đều tinh gọn để thể hiện sự tinh tế, sang trọng

– Sự hài hòa giữa thẩm mỹ và công năng

Thiết kế theo phong cách này không thiên về trưng bày. Các thiết kế đều chú trọng công năng sử dụng, phù hợp với mục đích sử dụng hằng ngày một cách hiệu quả từ kệ tủ đến bàn ghế, sao cho mỗi món đồ đều thực sự hữu ích trong đời sống hằng ngày. Chính điều đó giúp không gian vừa đẹp mắt, vừa tiện nghi làm cho không gian không chỉ để ngắm mà để sống trọn vẹn.

thiet-ke-khong-gian-thanh-nha-chu-trong-cong-nang
Thiết kế phong cách không gian thanh nhã này đều chú trọng công năng sử dụng
phong-cach-thanh-nha-tham-my-cong-nang
Phong cách thanh nhã giúp cân bằng giữ thẩm mỹ và công năng

– Gam màu nhẹ nhàng, trung tính: Màu trắng, be, xám hoặc những tông màu đất được sử dụng như một lớp nền dịu mắt, tạo cảm giác thư thái và ổn định. Chúng giúp không gian luôn dễ chịu và không bị chi phối bởi xu hướng ngắn hạn.

phong-cach-thanh-nha-thu-thai-de-chiu
Sử dụng những gam màu nhẹ nhàng tạo cảm giác thư thái, dễ chịu
gam-mau-trung-tinh
Phong cách thanh nhã ưu tiên những gam màu trung tính không bị lỗi thời

– Bố cục thoáng đãng, có khoảng thở: Sự sắp xếp hợp lý, không gian mở và ánh sáng tự nhiên là yếu tố cốt lõi để giữ cho không gian luôn dễ chịu. Những khoảng trống không phải sự thiếu hụt mà là sự tính toán để tạo độ thoáng và chiều sâu cho cảm xúc.

anh-sang-tu-nhien-khong-gian-thanh-nha

cong-nang-anh-sang-tu-nhien
Tận dụng ánh sáng tự nhiên để giữ không gian “ thở” tránh chi tiết rườm rà

bo-cuc-hinh-khoi-can-bang

bo-cuc-hinh-khoi-kien-truc-can-bang
Bố cục cân bằng, thoáng đãng, hài hòa, tránh sự rườm rà

– Vật liệu gần gũi và bền vững: Gỗ sáng màu, vải lanh, kính hoặc thép không gỉ… là những vật liệu vừa thân thiện vừa thể hiện sự tinh tế. Chạm vào những bề mặt này, bạn sẽ cảm nhận được sự chăm chút và sự tĩnh lặng từ chính không gian sống.

vat-lieu-than-thien-moi-truong

thanh-nha-uu-tien-vat-lieu-min-phang

vat-lieu-tinh-te-tu-nhien
Sử dụng các vật liệu chất lượng cao thể hiện được sự thanh thoát và tinh tế

Nhóm phong cách thiết kế thanh nhã là lựa chọn của những người yêu sự nhẹ nhàng, yên tĩnh và sâu sắc. Không cần thể hiện quá nhiều, nhưng mọi thứ trong không gian đều phản ánh rõ cá tính, gu thẩm mỹ và cách sống đầy chủ đích của người sở hữu. 

=> Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để sống chậm lại, suy nghĩ sâu hơn và cảm nhận rõ hơn – nhóm phong cách thiết kế không gian thanh nhã chính là sự ưu tiên dành cho bạn.

3. Nhóm phong cách thiết kế thanh nhã phù hợp với ai?

Không gian thanh nhã thường phù hợp cho những người yêu sự gọn gàng, tinh tế, ựa chuộng sự tối giản, thanh lịch và muốn sống trong một nơi mang lại cảm giác nhẹ nhàng, yên tĩnh – thì rất có thể đây là phong cách dành cho bạn. Dưới đây là những nhóm người thường tìm thấy chính mình trong phong cách này:

– Gia chủ yêu thích sự ngăn nắp và trật tự

Bạn sống hướng nội, không thích những không gian quá ồn ào hay màu mè. Bạn ưu tiên sự ngăn nắp, tối giản và cảm giác “mỗi thứ ở đúng vị trí”. Với bạn, nhà không chỉ để ở, mà là nơi để “hạ mình xuống”, nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.

thiet-ke-phong-cach-thanh-nha

=> Phong cách thanh nhã giúp duy trì sự cân bằng về hình thức lẫn cảm xúc, thể hiện được gu sống hiện đại. 

– Gia chủ có gu thẩm mỹ tinh tế

Bạn không thích chạy theo xu hướng, cũng không cần thể hiện cá tính bằng những món đồ đắt tiền hay màu sắc nổi bật. Bạn chọn sự thanh lịch qua từng chi tiết nhỏ: một chiếc đèn có đường cong mềm, một mảng tường màu be ấm, hay một kệ sách được sắp xếp có dụng ý.

gia-chu-tham-my-tinh-te

thiet-ke-kien-truc-khong-chay-theo-xu-huong

thiet-ke-kien-truc-ca-tinh-rieng
Phù hợp với những người không chạy theo xu hướng, thể hiện được cá tính riêng

=> Phong cách thanh nhã giúp Quý Khách thể hiện “gu riêng” theo cách tinh tế và tự nhiên nhất.

– Gia đình theo lối sống “less but better” (ít hơn nhưng tốt hơn)

Phong cách này cực kỳ phù hợp với lối sống hiện đại đề cao giá trị sử dụng và cảm xúc ít vật chất hơn – nhưng chất lượng hơn, Không cần quá nhiều đồ đạc, chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết và có giá trị. Mỗi món đồ đều được chọn lựa kỹ, từ chất liệu đến công năng đáp ứng cho nhu cầu sử dụng.

phong-cach-gia-dinh-loi-song-toi-gian

it-noi-that-nhung-chat-luong

thiet-ke-phong-cach-thu-gian-ket-noi

song-cham-lai-lam-chu-khong-gian
Phong cách thanh nhã này phù hợp cho những gia đình chú trọng chất lượng sống hơn

=> Với bạn, một không gian sống lý tưởng là nơi giúp gia đình thư giãn, kết nối, và sống chậm lại, đúng với tinh thần của phong cách thanh nhã.

– Chủ nhân những căn hộ cao cấp hoặc biệt thự 

Quý Khách mong muốn không gian sống thể hiện đẳng cấp một cách kín đáo, tinh tế – không cần “nổi bật” nhưng vẫn khác biệt. Bạn cần một không gian riêng tư, có chiều sâu, không quá cầu kỳ nhưng vẫn đủ để nói lên chất sống của mình.

gia-chu-muon-khong-gian-khac-biet

phong-cach-thanh-nha-can-ho-cao-cap

thiet-ke-kien-truc-phong-cach-biet-thu

the-hien-gu-song-tinh-te-dang-cap
Phù hợp với những Gia chủ thích thể hiện gu sống tinh tế, sang trọng, đẳng cấp

Với thiết kế đề cao ánh sáng tự nhiên, vật liệu tinh giản và bố cục thoáng đãng, phong cách thanh nhã rất phù hợp để nâng tầm những không gian cao cấp như vậy.

Tóm lại, nếu bạn yêu thích cảm giác nhẹ nhàng, sạch sẽ, không rối mắt và muốn sống trong một nơi có tổ chức, tinh tế và yên bình, phong cách thanh nhã sẽ là lựa chọn phù hợp lâu dài, chứ không chỉ là một xu hướng nhất thời.

4. Gợi ý 5 phong cách thiết kế không gian của nhóm thanh nhã

Thiết kế của nhóm thanh nhã không phải là một khuôn mẫu cố định, mà là tinh thần thiết kế có thể được thể hiện linh hoạt qua nhiều trường phái kiến trúc khác nhau. Dưới đây là 5 phong cách được HTP lựa chọn và ứng dụng nhiều nhất khi thiết kế không gian thanh nhã, mỗi phong cách lại phản ánh một cá tính sống rất riêng biệt:

4.1 Phong cách hiện đại (Modernism Style)

Modernism là phong cách hiện đại, đề cao sự tối giản và công năng. Không gian theo phong cách này sử dụng hình khối rõ ràng, đường nét mạch lạc, tránh chi tiết rườm rà và tập trung vào bố cục thông minh, ánh sáng tự nhiên.

– Đặc điểm nhận diện: Nội thất tối giản, chất liệu công nghiệp như kính, thép, gỗ ép cao cấp; phối màu trung tính.

– Phù hợp với: Người yêu sự gọn gàng, lý trí, thích không gian rõ ràng, dễ sử dụng và vẫn có chiều sâu cảm xúc.

phong-cach-modernism

noi-that-hien-dai

phong-cach-hien-dai-toi-gian

phong-cach-hien-dai

4.2 Phong cách Bauhaus 

Bauhaus là phong cách thiết kế mang tính kỹ thuật cao, đại diện cho trường phái thiết kế nội thất thời đại mới, mọi chi tiết đều có lý do tồn tại, đều mang lại mục đích sử dụng. Tính hình học, đối xứng và công năng là ba yếu tố nổi bật trong phong cách này.

– Đặc điểm nhận diện: Không gian rõ ràng, tuyến tính; nội thất đa năng, vật liệu công nghiệp hiện đại; loại bỏ hoàn toàn trang trí không cần thiết.

– Phù hợp với: Người sống có tổ chức, yêu sự logic, thích tối ưu hóa diện tích mà vẫn muốn giữ được sự tinh tế trong tổng thể.

phong-cach-bauhaus-hien-dai

phong-cach-bauhaus

phong-cach-bauhaus-can-bang-tham-my-cong-nang

4.3 Phong cách Mid-Century 

Mid-Century Modern là phong cách mang hơi thở của thập niên 50–70, kết hợp hài hòa giữa nét hoài cổ và hiện đại. Thiết kế này nhấn mạnh vào đường nét đơn giản, hình khối mềm mại, chất liệu ấm áp như gỗ tự nhiên.

– Đặc điểm nhận diện: Nội thất thấp, chân cao; chất liệu gỗ, da, vải thô; màu sắc trung tính pha chút điểm nhấn cổ điển.

– Phù hợp với: Người yêu nghệ thuật, thích cảm giác hoài niệm nhẹ nhàng và mong muốn không gian sống có chiều sâu nội tâm.

phong-cach-mid-century-htp

phong-cach-nghe-thuat-htp

mid-century-styles

phong-cach-co-dien

4.4 Phong cách tối giản (Minimalism Style)

Minimalism hướng đến việc sống với những điều thật sự cần thiết. Thiết kế theo phong cách này là sự tinh gọn triệt để nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, sự tiện nghi và cảm xúc nhẹ nhàng cho người sử dụng.

– Đặc điểm nhận diện: Không gian trống được trân trọng; đồ nội thất ít nhưng chọn lọc kỹ; màu sắc đơn sắc, trung tính; vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, vải lanh.

– Phù hợp với: Người sống kỷ luật, đề cao giá trị sử dụng, ghét sự lộn xộn và yêu thích sự tĩnh lặng trong không gian.

phong-cach-toi-gian-

minimalism-styles

phong-cach-toi-gian-htp

phong-cach-thiet-ke-toi-gian-htp

4.5 Phong cách Bắc Âu (Scandinavian Style)

Scandinavian (Bắc Âu) là phong cách nổi bật với sự ấm cúng, gần gũi với thiên nhiên và không khí nhẹ nhàng, thanh thoát. Đây là một trong những phong cách rất phổ biến trong các thiết kế thanh nhã hiện đại.

– Đặc điểm nhận diện: Tông màu trắng – be – gỗ sáng; vật liệu tự nhiên như gỗ, len, vải thô; ánh sáng tự nhiên được ưu tiên tối đa.

– Phù hợp với: Gia đình trẻ, người hướng nội, yêu thiên nhiên và tìm kiếm sự cân bằng giữa ấm áp và tinh tế trong không gian sống.

khong-gian-bep-phong-cach-bac-au

phong-cach-bac-au-phong-ve-sinh

sandinavian-style

5. Mẹo nhỏ để thiết kế phong cách của nhóm thanh nhã

Phong cách thiết kế không gian thanh nhã được tạo nên từ sự tinh tế trong từng chi tiết giản dị. Điều này đòi hỏi không chỉ gu thẩm mỹ, mà cả sự thấu hiểu sâu sắc về cảm xúc và lối sống của người sử dụng. Dưới đây là những nguyên tắc thiết kế đơn giản nhưng có khả năng “đánh thức” tinh thần thanh nhã cho bất kỳ ngôi nhà nào:

– Giữ không gian gọn gàng 

Nhóm phong cách thiết kế không gian thanh nhã luôn cần sự thoáng đãng. Không chỉ vì yếu tố thẩm mỹ, mà bởi sự gọn gàng còn giúp bạn cảm thấy bình yên hơn mỗi khi trở về.

  • Hãy bắt đầu bằng việc loại bỏ những món đồ không còn dùng đến.
  • Chỉ giữ lại những vật dụng thật sự cần thiết, có giá trị sử dụng hoặc giá trị cảm xúc.
  • Ưu tiên các giải pháp lưu trữ âm tường, nội thất tích hợp để mọi thứ luôn ngăn nắp nhưng không khô cứng.

Gọn gàng không có nghĩa là đơn điệu. Đó là cách bạn ưu tiên những điều quan trọng và làm sáng lên giá trị thật sự trong không gian sống.

– Mùi hương

Có lẽ bạn không để ý, nhưng chính mùi hương là thứ đầu tiên khiến chúng ta cảm thấy “nơi này dễ chịu”. Trong nhóm phong cách thiết kế không gian thanh nhã, mùi hương đóng vai trò tinh tế nhưng rất quan trọng.

  • Hãy lựa chọn những tinh dầu có mùi dịu nhẹ như oải hương, trà trắng, hoa nhài, cam ngọt.
  • Tránh các mùi quá nồng hoặc ngọt sắc, bởi thanh nhã cần sự khẽ khàng, như một lời chào mềm mại khi bước vào nhà.
  • Một chiếc máy khuếch tán đơn giản, hoặc nến thơm thủ công với thiết kế tối giản cũng có thể trở thành điểm nhấn tinh tế cho không gian.
mui-huong-diem-nhan-trong-thiet-ke-noi-that
Mùi hương chính là điểm nhấn không gian tinh tế

Nguyên tắc “1 điểm nhấn – nhiều khoảng thở”

Nhóm phong cách thiết kế thanh nhã không đến từ sự lấp đầy. Nó đến từ sự tiết chế có chủ đích.

  • Mỗi không gian chỉ nên có một điểm nhấn chính: một bức tranh, một chiếc ghế có thiết kế lạ, bình hoa đặt đúng nơi ánh sáng rọi vào. 
  • Những phần còn lại nên để trống, để ánh sáng được đi qua, tâm trí được ngơi nghỉ và cảm xúc có chỗ để lắng xuống.

phong-cach-thiet-ke-nhom-thanh-nha

thiet-ke-kien-truc-ca-nhan-hoa-htp

dich-vu-thiet-ke-kien-truc-htp

phong-cach-the-hien-theo-nhom-cam-xuc-khach-hang

thiet-ke-kien-truc-ben-vung-cong-nang-tham-my

Không gian thanh nhã không chỉ là phong cách thiết kế mà là lựa chọn sống. Từ màu sắc, vật liệu đến bố cục và cảm xúc, tất cả đều cùng kể một câu chuyện: câu chuyện của sự bình yên, tinh tế và chiều sâu cá nhân.

Tại HTP, chúng tôi không chỉ thiết kế kiến trúc mà chúng tôi lắng nghe bạn. Lắng nghe để hiểu cách bạn sống, cách bạn cảm, để từ đó tạo nên một không gian phản ánh đúng tinh thần và cá tính riêng của bạn, một cách tự nhiên, trọn vẹn và sâu sắc nhất.

Nếu Quý Gia chủ đã sẵn sàng bắt đầu hành trình sống thanh nhã, HTP đồng hành cùng bạn kiến tạo nên phong cách thiết kế không gian mang đậm dấu ấn cá nhân, tinh tế, sâu sắc và đầy cảm xúc!

Related Post

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chubby
Chubby
Chubby