Lưới bao che công trình: Giải pháp an toàn & tiết kiệm cho mọi dự

Trong ngành xây dựng hiện đại, yếu tố an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ ngày càng được chú trọng. Một trong những hạng mục không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng – từ nhà ở dân dụng đến các dự án cao tầng, công nghiệp – chính là lưới bao che công trình, giúp che chắn và nâng cao tính chuyên nghiệp của công trình. 

hai-hoai-bat-luoi-bao-che-cong-trinh
Bạt và lưới bao che công trình – 2 hạng mục cần thiết trong thi công công trình

1. Giới thiệu chung về lưới bao che công trình

1.1 Lưới bao che công trình là gì? 

Lưới bao che công trình là một loại vật liệu chuyên dụng được sử dụng để che chắn xung quanh khu vực thi công trong quá trình xây dựng. Sản phẩm này thường được làm từ sợi nhựa HDPE, PP hoặc PE, có đặc tính nhẹ, bền, chống nắng, chống bụi và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây là giải pháp giúp che chắn, bảo vệ không gian thi công khỏi tác động của môi trường bên ngoài, đồng thời đảm bảo an toàn cho người lao động và cộng đồng xung quanh.

mot-so-mau-luoi-bao-che-cong-trinh-pho-bien-hien-nay
Một số mẫu lưới bao che công trình phổ biến trên thị trường hiện nay

1.2 Công dụng của hệ thống lưới bao che công trình? 

Hai loại bao che công trình phổ biến nhất hiện nay là bạt sọc công trình và lưới bao che công trình. Mỗi loại đều có cấu tạo, tính năng và mục đích sử dụng khác nhau, nhưng cùng hướng đến mục tiêu chung là:

– Giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động, như vật liệu rơi rớt từ trên cao.

– Ngăn chặn bụi bẩn, tiếng ồn, bảo vệ môi trường sống xung quanh.

– Chắn mưa, chắn nắng, giúp bảo vệ vật tư, máy móc, giảm hư hỏng do thời tiết.

– Tăng tính chuyên nghiệp & thẩm mỹ cho công trình. 

Đặc biệt, với yêu cầu ngày càng cao về vệ sinh môi trường và an toàn lao động, các chủ đầu tư, nhà thầu đang ngày càng ưu tiên lựa chọn những giải pháp bao che hiệu quả, vật liệu chất lượng, dễ thi công, dễ tái sử dụng và tiết kiệm chi phí. Hệ thống lưới bao che không chỉ bảo vệ công trình mà còn bảo vệ con người, môi trường và hình ảnh thương hiệu thi công. Đây là khoản đầu tư nhỏ nhưng mang lại hiệu quả lớn cả về lâu dài và ngắn hạn.

2. Top 02 loại bạt lưới bao che công nổi bật tại HTP 

2.1 Bạt sọc 

Thông tin sản phẩm: 

– Tên sản phẩm: Bạt sọc

– Mã sản phẩm: HTP011.2

– Đơn vị tính: m, m2, cuộn

– Thể tích/Khối lượng: Kích thước có sẵn theo khổ: 3m x 50m; 4m x 50m; 6m x 50m; 1.8m x 100m; 2m x 100m; 2.4m x 100m.

– Khối lượng thi công, định mức của NSX: Phụ thuộc vào bề mặt công trình cần thi công

-Thành phần: Về chất liệu, hạt nhựa PP và hạt nhựa PE là 2 chất liệu có thể làm được bạt sọc 3 màu. Tuy nhiên, hạt nhựa PE được ưa chuộng hơn hạt PP bởi sở hữu nhiều đặc tính ưu việt hơn. 

– Xuất xứ: Sản phẩm được sản xuất ở các nhà máy tại Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

bat-soc-bao-che-cong-trinh
Bạt sọc có tính năng chống thấm và chịu được thời tiết khắc nghiệt

Công dụng: 

– Che chắn công trình: Bảo vệ vật liệu, máy móc, công nhân khỏi mưa nắng, bụi bẩn..

– Phủ hàng hóa, xe tải: Chống nước, bụi bẩn, bảo vệ hàng hóa khi vận chuyển.

– Làm mái che tạm thời: Dùng tại công trường, chợ, bãi tập kết vật liệu.

– Rào bao quanh bảo vệ công trình.

– Lót sàn đổ bê tông.

Tính năng nổi bật:

– Bạt có tính năng chống thấm nước tốt, chống ẩm mốc hiệu quả. 

– Không dễ bị mài mòn, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.

– Độ bền của bạt cao, có thể sử dụng được thời gian lâu dài.

– Trọng lượng bạt nhẹ, dễ gấp gọn lại khi không cần sử dụng nữa.

2.2 Lưới bao che 

Thông tin sản phẩm: 

– Tên sản phẩm: Lưới bao che.

– Mã sản phẩm: HTP011.1

– Đơn vị tính: m,m2, cuộn.

– Thể tích/Khối lượng: 

  • Kích thước thông dụng: Khổ rộng: 2m, 3m, 4m; chiều dài cuộn: 50m, 100m.
  • Trọng lượng: Từ 12kg-16kg/cuộn. Tùy theo khổ, chiều dài và độ dày lưới. 

– Khối lượng thi công-> Định mức của NSX: Khối lượng thi công lưới bao che công trình phụ thuộc vào diện tích công trình, mức độ che phủ.

– Thành phần: Được sản xuất từ nhựa HDPE có độ bền tốt, chịu được nhiệt độ cao và thời tiết bên ngoài.

– Xuất xứ: Sản xuất ở Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan….

mot-so-mau-bao-che-cong-trinh-dang-luoi
Một số mẫu bao che công trình dạng lưới

Công dụng: 

– Sử dụng cho công trường, tạo ra vỏ bọc giàn giáo hiệu quả.

– Cung cấp một rào cản trực quan để tăng thêm sự riêng tư tại công trường xây dựng.

– Bảo vệ bụi, mảnh vụn và dụng cụ khỏi rơi.

– Bảo vệ người đi bộ & bất động sản liền kề.

– Che nắng, che sương muối trong vườn ươm, cây cảnh.

– Che nắng tại bể bơi.

– Tạo bóng râm trong sân chơi, sân vườn, sân thể thao …

– Chặn côn trùng có cánh ở một số khu vực cần bảo vệ.

3. Quy trình thi công gạch bông gió và gạch kính 

3.1 Quy trình thi công lắp đặt bạt sọc 

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ.

– Bạt sọc (kích thước phù hợp, thường là khổ 2m – 4m, chiều dài tùy công trình).

– Khung đỡ: Cọc sắt, cọc gỗ, giàn giáo hoặc khung thép.

– Dây buộc, dây rút, kẹp cố định: Dùng để cố định bạt vào khung.

– Dụng cụ thi công: Kìm, kéo, búa, khoan (nếu cần cố định khung).

chuan-bi-dung-cu-lap-bat-soc
Chuẩn bị dụng cụ và vật dụng thi công cần thiết trước khi thi công lưới bao che công trình

Bước 2: Dựng khung rào che chắn.

– Định vị vị trí lắp đặt: Xác định khu vực cần che chắn và đo đạc chiều dài, chiều cao rào chắn.

– Dùng cọc sắt hoặc gỗ đóng chắc xuống đất, khoảng cách 1.5m – 2m/cọc.

– Nếu dùng giàn giáo, cần lắp ráp đúng kỹ thuật để đảm bảo độ vững chắc.

dung-khung-bat-soc-bao-che-cong-trinh
Tiến hành dựng khung rào che chắn cho hệ thống bao che

Bước 3: Căng và cố định bạt sọc.

– Trải bạt theo chiều dài công trình: Dùng bạt có độ dài phù hợp, phủ kín khu vực cần bảo vệ.

– Dùng dây rút, dây thép hoặc dây thừng để buộc bạt vào khung đỡ.

– Kéo căng bạt để tránh tình trạng xô lệch, ảnh hưởng đến hiệu quả che chắn.

– Chồng mép bạt (nếu cần): Để tránh bụi và gió lọt vào, có thể chồng mép giữa các tấm bạt khoảng 10 – 20 cm và cố định bằng băng keo hoặc dây buộc.

cang-bat-soc-bao-che-cong-trinh
Căng và cố định bạt sọc hệ thống bao che công trình

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện.

Kiểm tra độ căng, độ chắc chắn của bạt để tránh bị gió giật gây rách hoặc lỏng lẻo.

Gia cố các vị trí dễ bị tác động bởi gió lớn bằng cách thêm dây ràng hoặc cố định bằng vít vào khung sắt. 

3.2 Quy trình thi công lắp đặt lưới bao che 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu.

– Lưới bao che công trình (chọn loại phù hợp theo yêu cầu).

– Dây rút nhựa, dây buộc kẽm hoặc dây dù (để cố định lưới).

– Khung giàn giáo, thanh chống đỡ (nếu cần).

– Máy khoan, búa, kéo cắt lưới.

– Dây an toàn, mũ bảo hộ cho công nhân thi công.

Bước 2: Kiểm tra giàn giáo và xác định vị trí lắp đặt.

– Kiểm tra hệ thống giàn giáo đảm bảo chắc chắn, đủ chịu lực để treo lưới.

– Xác định khu vực cần bao che (mặt tiền, hông công trình, khu vực nguy hiểm).

– Đo đạc kích thước và cắt lưới theo đúng quy cách.

kiem-tra-gian-giao-bat-luoi-bao-che-cong-trinh
Kiểm tra giàn giáo và xác định vị trí lắp đặt hệ thống lưới bao che công trình

Bước 3: Cố định lưới vào giàn giáo hoặc công trình.

– Trải lưới theo hướng từ trên xuống dưới để dễ thi công.

– Buộc cố định lưới vào giàn giáo bằng dây rút nhựa hoặc dây kẽm.

– Giữ lưới căng, không để bị chùng để tránh ảnh hưởng bởi gió.

– Nếu sử dụng nhiều tấm lưới, cần chồng mép khoảng 10 – 15cm và cố định chắc chắn để tránh gió lùa vào.

co-dinh-luoi-bao-che-cong-trinh
Cố định lưới vào giàn giáo công trình

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện lắp đặt.

– Kiểm tra toàn bộ lưới đã được cố định chặt chẽ, không bị hở hoặc rách.

– Đảm bảo lưới không ảnh hưởng đến tầm nhìn, lối đi hoặc hệ thống điện trên công trình.

– Nếu có khu vực bị lỏng, cần siết chặt lại dây buộc.

kiem-tra-lap-dat-bao-che-cong-trinh
Kiểm tra lại và hoàn thiện lắp đặt hệ thống bao che công trình

4. Bảng giá tham khảo của các loại bạt lưới bao che công trình

Để giúp Quý Khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách, dưới đây là bảng giá tham khảo cho một số loại bạt lưới bao che công trình đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

– Bạt sọc: 

Bảng giá tham khảo thi công bạt sọc 

bang-gia-luoi-bao-che-bat-soc

bang-gia-luoi-bao-che-bat-soc (2)
Bảng giá tham khảo thi công bạt sọc

– Lưới bao che: 

bang-gia-luoi-bao-che
Bảng giá tham khảo thi công lưới bao che công trình

Trên đây là mức giá tham khảo cho các loại bạt lưới bao che công trình hiện nay. Tùy vào quy cách, số lượng đặt hàng và vị trí giao hàng,… giá thực tế có thể chênh lệch đôi chút. Quý Khách có nhu cầu vui lòng liên hệ trực tiếp để HTP tư vấn và nhận báo giá chính xác cùng  ưu đãi tốt nhất.

5. Một số hình ảnh thực tế lắp đặt bao che công trình 

Để quý khách có cái nhìn rõ hơn về tính ứng dụng và hiệu quả thực tế của các loại bạt lưới bao che, dưới đây là một số hình ảnh thi công thực tế tại công trình: 

luoi-bao-che-cong-trinh-thuc-te
Lưới bao che cho công trình thực tế tại công trường
bao-che-cong-trinh-nha-o-tranh-nang-mua
Lưới bao che bảo vệ ngôi nhà trước tác động của thời tiết
bao-che-vat-lieu-cong-trinh
Lưới bao che công trình che phủ vật liệu tại công trình xây dựng
luoi-bao-che-cong-trinh-cong-cong
Lưới bao che công trình cho khu vực trường học và sân thể thao
luoi-bao-che-vuon-cay
Lưới bao che cho vườn cây giảm tác động của ánh sáng mặt trời

Mỗi công trình là một câu chuyện và qua từng hình ảnh, chúng tôi tự hào được góp phần tạo nên những công trình an toàn – bền vững – thẩm mỹ. Đó cũng chính là giá trị mà chúng tôi luôn hướng đến.

Hệ thống bao che công trình không chỉ giúp bảo vệ công trình khỏi tác động từ thời tiết, mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho con người, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của đơn vị thi công. Đây là một khoản đầu tư nhỏ nhưng mang lại giá trị lớn – cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn cho mọi dự án xây dựng.

Với kinh nghiệm thực tiễn và đội ngũ thi công chuyên nghiệp, HTP cam kết mang đến giải pháp an toàn – hiệu quả – tiết kiệm cho mọi công trình. Nếu Quý Khách hàng cần tư vấn thêm hoặc muốn khảo sát thực tế, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0938.300.468 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

 

Related Post

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chubby
Chubby
Chubby