Top 10 Cách Thi Công Chống Thấm Sân Thượng Hiện Nay

Sân thượng là phần không gian trên cùng chịu tác động trực tiếp với ánh sáng mặt trời, thường xuyên tiếp xúc với các diễn biến khí hậu như nắng mưa, gió lớn, thậm chí là những cơn giông bão. Vì thế công tác chống thấm sân thượng là việc thiết yếu không thể bỏ qua vì đảm bảo an toàn cho ngôi nhà. Hãy cùng tìm hiểu Top 10 cách chống sân thượng hiện  tại đây !

1. Dấu hiệu nhận biết

Bởi vì sân thượng nằm ở vị trí quan trọng của toà nhà, chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường một cách thường xuyên nên công tác chống thấm sân thượng là công đoạn quan trọng và cùng cần thiết. Nó quyết định kết quả bàn giao hoàn thiện của một công trình.

chống thấm sân thượng
Rêu xanh là một trong những dấu hiệu chứng tỏ sân thượng bị thấm

Các kỹ sư công trình thường nhìn vào các dấu hiệu sau để tiến hành chống thấm sân thượng:
– Xuất hiện các vết nứt, vết chân chim trên bề mặt sân thượng. Các vết dần mở rộng theo thời gian.
– Bề mặt sàn sân thượng không còn thẳng như lúc mới xây dựng mà dần bị nghiêng lún, gạch bị bung hoặc nứt vỡ.
– Xuất hiện nhiều rêu xanh mọc khắp trên bề mặt sân thượng, gây mùi ẩm mốc, mất thẩm mỹ
– Bề mặt trần tầng phía dưới sân thượng xuất hiện tình trạng thấm dột. Khi mưa lớn hiện tượng nước từ trên chảy xuống trần. Tạo thành các mảng nước đọng ẩm trên trần nhà
– Bề mặt sân thượng bị sủi bọt khi gặp mưa lớn

2. Nguyên nhân sân thượng bị thấm

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sân thượng bị, các nguyên nhân thường thấy như sau:
Tác nhân môi trường:
Điều kiện thời tiết tại Việt Nam tương đối khắc nghiệt. Khí hậu nóng ẩm gây ra nhiều loại hình thời tiết khác nhau. Đặc biệt, vào mùa hè lượng nhiệt lên cao làm cho khu vực sân thượng, nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời dẫn đến hiện tượng co giãn.

chống thấm sân thượng
Mưa nhiều là yếu tố khiến sân thượng dễ bị thấm nước

Bên cạnh đó, Việt Nam có lượng mưa trung bình tương đối lớn. Hiện tượng mưa liên tục dẫn đến nước mưa dễ dàng thấm nhanh vào công trình, ở những vị trí không được chống thấm tốt, đặc biệt là sân thượng. Chính vì vậy, nên triển khai chống thấm sân thượng kỹ lưỡng, giúp đảm bảo chất lượng công trình và đời sống gia chủ.
Quy trình thi công không đảm bảo:
Thi công không đúng kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công trình xuống cấp nhanh. Thông thường, trong một công trình xây dựng, chống thấm tuy là khâu cuối cùng nhưng lại vô cùng quan trọng.
Ở một số đơn vị thi công họ lại không chú trọng vào công đoạn này, mà họ triển khai qua loa, không đúng kỹ thuật. Dẫn đến việc bề mặt công trình không chịu đựng được trước tác nhân biến đổi của môi trường

chống thấm sân thượng
Quy trình thi công trước đó không đảm bảo dẫn đến tình trạng sân thượng bị thấm nước

Vật tư không đảm bảo chất lượng:
Vật liệu chống thấm sân thượng không đạt chất lượng, bị bớt xén khiến kết cấu không vững chắc. Dẫn đến việc sân thượng nhanh chóng bị hư hỏng bong tróc bề mặt.
Sân thượng bị xuống cấp sau thời gian dài xây dựng:
Ở bất kỳ công trình nào cũng vậy, việc xây dựng lâu năm, trải qua nhiều ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Dần sẽ bị ăn mòn, nước thấm qua các kẽ nứt gây thấm dột.

3. Tác hại của sân thượng bị thấm dột

Công trình bị xuống cấp nhanh chóng:
Thấm, dột là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong việc thúc đẩy công trình xuống cấp nhanh chóng. Các hiện tượng bong tróc, nứt nẻ của bề mặt sân thượng là những dấu hiệu cho thấy công trình đang xuống cấp và có nguy cơ tiềm ẩn, với những nguy hiểm khó lường trước được, và có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Để đảm bảo chất lượng công trình cũng như chất lượng cuộc sống thì hơn hết nên chọn những nhà thầu hay đơn vị chống thấm sân thượng có uy tín để đặt niềm tin ngay từ những ngày đầu khởi công xây dựng.
Làm mất tính thẩm mỹ của toàn bộ toà nhà:
Đây là hiện tượng bất kể ai cũng có thể nhận ra ngay khi có những dấu hiệu chống thấm sân thượng không tốt của công trình. Những vết ố vàng do ẩm ướt, rêu xanh lan rộng khắp bề mặt sân thượng cùng những vết rạn nứt bê tông làm mất mỹ quan tòa nhà.

chống thấm sân thượng
Không chống thấm sân thượng dẫn đến những hậu quả khó lường

Nguy cơ tiềm tàng dẫn đến việc cháy nổ:
Việc ẩm thấp, nước dột lâu ngày gây ra những mảng bám rêu xanh, sản sinh nhiều nấm mốc gây hại không chỉ đơn giản là gây mất mỹ quan tòa nhà, mà còn mang những mối hiểm nguy đến tính mạng con người.
Như bạn biết đấy, các đường đấu nối thường đi âm tường vốn được xem là rất an toàn, nay bị ngấm nước lâu làm hư hỏng, giảm tuổi thọ của các thiết bị điện trong nhà như: tủ lạnh, tivi, máy giặt, máy lạnh,… Hoặc trường hợp nguy hiểm hơn có thể xảy ra sự cố chạm mạch, cháy nổ, giật điện,… đang rình rập và đe doạ tính mạng của các thành viên trong gia đình.
Môi trường ẩm mốc ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống:
Duy trì hiện tượng ẩm mốc trong môi trường sinh hoạt hằng ngày là một trong những việc làm tự giết chính mình. Những nơi hiếm khí như chân tường, vách tường là một trong những nơi tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi nảy nở. Những vết mốc là nơi chứa hàng trăm loại vi khuẩn mà khi ta hít phải sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

4. Lý do và lợi ích cần phải chống thấm sân thượng

Sân thượng là nơi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với biến đổi khí hậu nên việc chống thấm sân thượng luôn là giải pháp cần thiết để bảo vệ cho những ngôi nhà, toà nhà của bạn.
Vì chịu ảnh hưởng thường xuyên của thời tiết nắng mưa làm cho bề mặt sân thượng bị giãn nở (co giãn) dẫn đến hiện tượng thấm dột. Chống thấm sân thượng giúp sân thượng tránh được những hiện tượng thấm dột, ẩm mốc không mong muốn.
Đảm bảo tính thẩm mỹ: Việc thi công chống thấm như một chiếc áo giáp cho ngôi nhà, tránh việc sản sinh nấm mốc, rong rêu gây mất mỹ quan.
Tăng độ bền, tuổi thọ của ngôi nhà: Lớp chống thấm có tác dụng ngăn chặn nước mưa – ngăn chặn hiện tượng thấm dột, bong tróc,… từ đó giúp gia tăng sự kiên cố và tuổi thọ cho ngôi nhà
Giảm chi phí sửa chữa: Việc chọn đơn vị chống thấm sân thượng uy tín ngay từ những ngày đầu khởi công giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cải tạo và sửa chữa khi ngôi nhà bị thấm
Chống thấm sân thượng là bảo vệ cho toàn bộ kiến trúc ngôi nhà.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng với keo ron gốc Epoxy giúp không gian trở nên sạch thoáng hơn

5. Các cách chống thấm sân thượng

Có rất nhiều phương pháp chống thấm sân thượng, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng bề mặt sân thượng mới hay cũ, cùng với những nguyên vật liệu và sự hướng dẫn và kinh nghiệm kỹ thuật mà ta chọn phương pháp khác nhau.

5.1. Chống thấm sân thượng bằng màng khò nóng Bitum

Tấm Bitum có thành phần chủ yếu là polyme tổng hợp, chúng được thiết kế dưới dạng tấm cuộn. Chi tiết các bước chống thấm bằng khò nóng Bitum như sau:
Bước 1: Quét lớp lót BU (lớp tạo dính): Dùng lăn sơn để quét lớp tạo dính mỏng vừa đủ, bao phủ khắp bề mặt bê tông sân thượng
Bước 2: Dán màng Bitum chống thấm: Đưa bề mặt dán úp xuống phía sàn, trải dần màng chống thấm ra và dùng khò làm nóng bề mặt dưới. Chịu tác động của nhiệt độ thì lớp chống thấm trong màng Bitum sẽ tan chảy và dính vào lớp lót ban đầu.
Bước 3: Thực hiện cho đến khi lớp chống thấm phủ hết bề mặt cần chống thấm sân thượng. Có thể dùng con lăn hoặc búa để ép phần màng chống xuống khu vực đã khò làm cho bề mặt chống thấm được bằng phẳng, tránh xảy ra hiện tượng nhốt bọt khí.

chống thấm sân thượng
Chống thấm bằng phương pháp khò nóng Bitum

5.2. Chống thấm sân thượng bằng Sika Latex

Bạn hay biết đến Sika chống thấm nhà vệ sinh tốt thì nó cũng có thể chống thấm sân thượng tốt không kém cạnh
Bước 1: Chuẩn bị làm sạch bề mặt của sân thượng
Quét dọn sạch sẽ bề mặt cần chống thấm sân thượng trước khi thi công, loại bỏ các bụi bẩn, vôi vữa. Đồng thời cung cấp một lượng nước vừa đủ để bề mặt tạo điều kiện cho các lớp sơn dễ bám dính hơn
Bước 2: Pha hỗn hợp chống thấm sân thượng
Hỗn hợp chống thấm cần pha theo tỷ lệ 1:1:4 ( 1 lít Latex, 1 lít nước và 4kg xi măng). Ngoài ra là hồ và dầu kết nối, tỷ lệ trộn hỗn hợp trên đủ để phủ khắp bề mặt có diện tích 4m2

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng Sika Latex

Bước 3: Quét lớp phủ thứ nhất cho sân thượng
Dùng bay hoặc chổi quét phần hỗn hợp đã pha lên bề mặt sân thượng cần chống thấm. Trong suốt quá trình thực hiện nên làm cẩn thận kỹ lưỡng không để xuất hiện bong bóng hay lỗ kim
Bước 4: Quét lớp phủ thứ 2 cho sân thượng
Chờ lớp phủ thứ nhất khô, thì tiếp tục phủ lớp thứ 2. Cần đảm bảo mỗi lớp quét dày khoảng 1mm để bề mặt được phủ kín

5.3. Hoá chất Sika Topseal 107 và Water Seal DPC

Bước 1: Làm sạch bề mặt chống thấm
Loại bỏ toàn bộ các tạp chất, bụi bẩn và vôi bữa thừa, chà phẳng bề mặt sân. Sau đó xả nước ra cho đến khi bề mặt hút đủ nước và rơi vào tình trạng bão hòa rồi xả toàn bộ nước thừa.
Bước 2: Thi công lớp Sika Topseal 107
Trộn thành phần bột xám A vào thành phần B theo tỉ lệ 1:4, dùng khoan trộn tốc độ thấp từ 3-5 phút
Dùng chổi hoặc bay để quét lớp thứ nhất với lượng 2kg/m2/lớp.
Kiểm tra bề mặt đã khô chưa và đảm bảo vẫn còn dính, khoảng 3-4h sau đó quét lớp thứ hai và thứ ba, mỗi lớp cách nhau 3-4 giờ.
Hoàn thiện bề mặt bằng bay và xốp.
Bước 3: Kết nối bằng sika latex
Lớp kết nối thứ nhất:
Trộn Sika Latex với nước theo tỉ lệ 1:1 và hòa đều. Sau đó tiếp tục cho xi măng vào hỗn hợp Sika Latex và nước theo tỉ lệ 4:1:1 được hỗn hợp hồ dầu.
Quét hỗn hợp kết nối hồ dầu lên lớp Sikatop Seal 107 trên cùng sau khi chờ đủ thời gian hoặc cho đến khi Sikatop Seal 107 khô hoàn toàn (4-5 giờ) với mật độ 0.25 lít/m².
Lớp kết nối thứ hai:
Phủ lớp vữa bảo vệ bằng hỗn hợp xi măng – cát và hỗn hợp Sika Latex – nước.
Trộn xi măng – cát theo tỉ lệ 1:3, sau đó trộn tiếp Sika Latex với nước theo tỉ lệ 1:3 rồi trộn 2 hỗn hợp đều với nhau cho đến khi đạt độ dẻo theo yêu cầu.

chống thấm sân thượng
Thi công ngay khi lớp hồ dầu Sika Latex còn ướt.

Bước 4: Hoàn tất bằng hoá chất Water Seal DPC
Sau khi quét xong lớp vữa chống thấm, để bề mặt nghỉ trong 3 – 4 giờ để lớp vữa khô.
Phun dung dịch chống thấm Water Seal lên toàn bộ mặt sân thượng. Thực hiện phun 2 lớp và mỗi lớp cách nhau khoảng 10 phút.
Phun xong sẽ xả nước và ngâm trong 24h là hoàn tất quá trình thi công chấm thấm sân thượng bằng hóa chất.

5.4. Chống thấm sân thượng bằng KOVA

Bước 1: Chuẩn bị pha hỗn hợp xi măng với nước tỉ lệ 1:0,5, sau đó hòa cùng với chống thấm cao cấp KOVA.
Lưu ý, hỗn hợp chỉ được dùng trong vòng 1 giờ nên khi làm tới đâu thì trộn tới đó.
Bước 2: Phủ 2-3 lớp hỗn hợp lên bề mặt sân thượng, mỗi lớp cách nhau 6-8 tiếng.
Lưu ý: Để bề mặt khô ít nhất 5 ngày trước khi thi công các hạng mục khác.

chống thấm sân thượng
Quy trình chống thấm bằng Sơn KOVA

5.5. Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy

Sơn Epoxy gồm 2 thành phần chính, thành phần A mang các chất dung môi, phụ gia …vv, thành phần B chứa keo giúp đông cứng. Việc chống thấm sân thượng bằng sơn epoxy là biện pháp thi công rất phổ biến, thường được thi công trước khi ốp lát sàn gạch.
Ưu điểm:
Bề mặt sau thi công có tính thẩm mỹ cao
Giúp giảm bụi trên bề mặt bê tông.
Có tải trọng tốt, chống mài mòn thích hợp ở các sân thượng có không gian sinh hoạt.
Khả năng chống mài mòn bởi axit hay kiềm, ngoài ra còn chống hiện tượng tĩnh điện.
Chuẩn bị:
Sơn epoxy chuyên dụng chống thấm
Sikaproof Membrane, Sika latex, nước, xi măng.
Dụng cụ: Bay, con lăn, rulo gai, thùng trộn, máy trộn tốc độ thấp.
Thi công:
Bước 1: Làm sạch bề mặt sân thượng
Nếu sân thượng là sân thượng cũ đã có lát gạch thì phải lột lên và chà bằng máy chà, dùng máy hút bụi và lau sạch các vết bẩn trên bề mặt sân.
Bước 2: Xử lý lỗ hổng, vết lõm trên bề mặt sàn
Nếu sân thượng xuất hiện các vết rỗ, thủng li ti, bong tróc. Cần phải xử lý thô bằng hỗn hợp keo epoxy rồi đợi khô lại sau đó dùng máy mài chà lại bề mặt
Bước 3: Thi công sơn lót
Phun sơn lót hoặc dùng cây lăn sơn đều toàn bề mặt, để đạt được lớp sơn lót lí tưởng thì nên sử dụng 0,2 kg – 0,3 kg cho 1m2
Lưu ý: Cần làm ẩm bằng nước sạch sau đó mới phun sơn, để ngăn hiện tượng chống thấm ngược giữ cho sơn bám dính tốt hơn, không bong tróc.
Bước 4: Trộn dung dịch sơn Epoxy
Lớp sơn lót sẽ khô từ 2-4 giờ, trong thời gian này nãy trộn trước dung dịch sơn Epoxy. Sử dụng khoan và mũi khuấy để trộn hai dung dịch epoxy với nhau. Để đảm bảo sơn được trộn đều, hãy đổ hỗn hợp vào thùng thứ hai và trộn lại sơn một lần nữa.
Lưu ý: Phần sơn đã được trộn sử dụng tốt nhất trong vòng 30p sau khi trộn, cố gắng phải lăn lớp sơn này ngày lập tức.
Bước 5: Lăn sơn Sikaproof Membrane lần 1
Dùng con lăn để lăn lớp sơn Sikaproof Membrane lần 1. Mật độ lý tưởng của lớp sơn từ 0.6 kg/m2.
Bước 6: Lăn sơn Sikaproof Membrane lần 2
Chờ khoảng 2 tiếng cho lớp sơn Sikaproof Membrane lần 1 khô, rồi lăn sơn lần 2 để đảm bảo khả năng chống thấm tốt nhất.
Nếu thi công lớp sơn 1 và sơn 2 chưa đạt đủ tiêu chuẩn thì nên thi công lớp sơn thứ 3.
Bước 7: Quét vữa chống thấm Sika Latex
Quét thêm một lớp vữa chống thấm Sika Latex để chống thấm để bảo vệ bề mặt lớp sơn.
Bước 8: Làm nền phẳng
Sử dụng phương pháp xoa nền, giúp bề mặt trở nên thẩm mỹ hơn, lớp sơn đều không gợn sóng.

Chống thấm sân thượng bằng sơn Epoxy

5.6. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Nhựa đường là loại vật liệu đun nóng chảy sẽ tạo khả năng kết dính cực tốt. Các chước chống thấm sân thượng bằng nhựa đường được thực hiện như sau:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt chống thấm sạch sẽ, đục các lớp vữa bề mặt bê tông bị yếu, trong quá trình vệ sinh lưu ý thực hiện làm phẳng bề mặt
Bước 2: Đun sôi nhựa đường và pha thêm chút dầu DO nhầm tăng khả năng thẩm thấu vào bề mặt bê tông nhanh hơn. Sau đó, tiến hành quét nhựa đường lên bề mặt sân thượng bằng con lăn chuyên dụng.

Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường mang đến hiệu quả cao

5.7. Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Bước 1: Xử lý sạch sẽ các phần gạch và xi măng bị xuống cấp.
Bước 2: Pha xi măng với nước, tỉ lệ nước và xi măng cần đảm độ liên kết nhưng không quá đặc. Tỷ lệ phụ thuộc vào loại xi măng mà nhà sản xuất đề nghị hoặc theo tỉ lệ của những người đã có kinh nghiệm trong ngành.
Bước 3: Sử dụng con lăn, quét xi măng lên bề mặt. Quét đều tay tránh vội vã hấp tấp để xi măng được dàn trải đều trên bề mặt. Không quá dày cũng không quá mỏng.
Lưu ý: Để bảo vệ bề mặt lớp xi măng khô quá nhanh do điều kiện thời tiết, có thể sử dụng bao, túi, lưới,… để che chắn bề mặt.

Chống thấm sân thượng bằng xi măng mang lại hiệu quả nhanh chóng

5.8. Bạt chống thấm HDPE ( miếng dán chống thấm)

Bạt chống thấm HDPE là lựa chọn tối ưu cho việc chống thấm sân thượng, nhờ độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Được sản xuất từ hạt nhựa nguyên sinh và Cacbon (C) đen, bạt có cường độ chịu kéo và độ dãn dài vượt trội, giúp bảo vệ sân thượng khỏi thấm nước và tác động từ thời tiết.

Độ dày: 0.3mm – 3mm, dài 70m – 600m/cuộn.

Độ rộng: 7m, dễ dàng phủ kín diện tích lớn.

Công nghệ hàn nhiệt: Mối nối kín, bền, chống thấm tuyệt đối

Bạt chống thấm HDPE chính là giải pháp chống thấm sân thượng lý tưởng, mang đến sự bền bỉ, đáng tin cậy cho ngôi nhà của bạn.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng bạt HDPE

5.9. Chống thấm sân thượng bằng keo ron men sứ

Đường ron gốc xi măng bong tróc dễ thẩm thấu cũng là một trong những nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm. Đối với trường hợp này thay vì phải đục gạch để thực hiện các biện pháp chống thấm phức tạp ta chỉ cần thay đường ron mới chất lượng hơn. 

Keo ron men sứ có gốc epoxy 2 thành phần, giúp tạo lớp ron chống thấm tuyệt đối. Khả năng chịu nhiệt, chịu nước và chống tia UV cao giúp keo ron men sứ bền vững trước các tác động thời tiết.

chống thấm sân thượng
Chống thấm sân thượng bằng keo ron men sứ 2 thành phần

Là một  quốc gia có lượng mưa dồi dào quanh năm. Điều này khiến việc chống thấm trở nên quen thuộc đối với nhiều gia đình, đặc biệt là các khu vực như sân thượng, mái nhà nơi tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và dễ bị thấm dột. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng thấm nước có thể gây ra những hư hỏng nghiêm trọng cho kết cấu công trình, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và an toàn của ngôi nhà.

Vì vậy, để bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những tác động khắc nghiệt của thời tiết. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0938 300 468 bên dưới để được tư vấn chi tiết ngay hôm nay, sở hữu ngay giải pháp chống thấm tối ưu nhất.

Related Post

Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chubby
Chubby
Chubby